Bạn đang chuẩn bị làm việc tại khách sạn nhưng vẫn chưa hiểu rõ khái niệm “ROH là gì?”. Hay bạn thường xuyên tiếp xúc, đảm nhận khâu thanh toán tiền phòng, nhưng chưa thuần thục thuật ngữ chuyên môn này. Đừng lo lắng, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Hoteljob.vn để gỡ rối những thắc mắc về “ROH là gì?” nhé!
Làm việc trong ngành khách sạn bất kỳ nhân viên nào cũng nên tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành. Do đó, có thể nói, việc hiểu rõ khái niệm “ROH là gì?” không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc mà còn giúp tiến độ công việc diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
ROH là gì?
ROH là viết tắt của từ tiếng Anh “Run of House”, nghĩa là loại phòng chạy trong nhà - phòng tiêu chuẩn, có đầy đủ tiện nghi cơ bản trong khách sạn. ROH, một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, chỉ hình thức sắp xếp những phòng còn trống cho khách hàng, dù thuộc loại phòng nào, dịch vụ ra sao, giá cả cao hay thấp,...
Dịch vụ ROH hỗ trợ nhu cầu đặt phòng của khách hàng trong trường hợp khách đoàn, nhiều người, nhu cầu dùng phòng số lượng lớn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô khách sạn mà tần suất sử dụng thuật ngữ này sẽ khác nhau.
Những thuật ngữ về giá ROH khách sạn lễ tân nên biết
Bên cạnh việc hiểu rõ về thuật ngữ “ROH là gì?”, nhân viên lễ tân nên tìm hiểu những ký hiệu khác liên quan đến giá tiền, cụ thể như sau:
- C1: Giá hợp tác loại 1 dành cho những doanh nghiệp có nhiều khách hàng đặt phòng
- C2: Giá hợp tác cho những doanh nghiệp có số lần đặt phòng ít
- CIN: Giá dành cho tập thể, hội nghị, khách tham quan
- CLS: Giá ưu đãi dành cho khách nghỉ dài hạn
- CSP: Giá hợp tác đặc biệt
- DIP: Giá ngoại giao
- RAC: Giá niêm yết, chuẩn, công khai
- SSP: Giá giảm theo mùa
- TDD: Giá kinh doanh
- WI: Giá dành cho khách vãng lai (không đặt buồng)
- WR: Giá cho khách nghỉ vào những ngày cuối tuần
- WSL: Giá bán sỉ cho khách trong nước
- WSO: Giá bán sỉ cho khách nước ngoài
Cách báo giá ROH chuẩn nhất lễ tân nên biết
Có nhiều cách báo giá phòng ROH chuẩn nhất lễ tân nên biết phải kể đến như sau:
1. Báo giá không tính dịch vụ
Khi lễ tân bao mức giá này nghĩa là không tính tiền phí dịch vụ, thường áp dụng cho những khách sạn nhỏ, gồm 2 cách sau đây:
- Giá bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT): Mức giá này là thực, sẽ thanh toán với khách.
- Giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT): Khi thanh toán, khách sẽ phải cộng thêm 10% VAT tổng số tiền khách sử dụng.
2. Báo giá tính dịch vụ
Mức giá này có thu thêm phí dịch vụ (tối đa 5% trên tổng giá tiền về dịch vụ của khách đã dùng). Khi thanh toán theo khoản phí này, lễ tân sẽ tính thêm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho khách, được gọi là NET/ NETT. Khách hàng sẽ không trả thêm bất kỳ chi phí nào nếu được tính theo giá này.
Giá ++ tức là giá chưa có chi phí dịch vụ, thuế giá trị gia tăng (VAT).
Giá NET = Giá ++ X 1, 155 (5% phí dịch vụ + 10% thuế VAT)
Bí quyết giúp dịch vụ ROH khách sạn phát triển hiệu quả, đáng kể
Có thể nói, khách sạn nào cũng muốn đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ ROH, nhằm gia tăng doanh số và lấp đầy chỗ trống phòng khách sạn. Dưới đây là các bí quyết giúp phát triển dịch vụ ROH tốt hơn:
1. Đầu tư về trang phục, số lượng bộ phận lễ tân
Trong quá trình hoạt động của khách sạn, nếu muốn gia tăng dịch vụ ROH, không có cách nào khác ngoài việc gia tăng số lượng lễ tân. Đặc biệt, với đoàn khách lớn, càng cần phải có đội ngũ lễ tân đáp ứng nhu cầu sắp xếp phòng cho khách hàng, tránh tình trạng chờ đợi lâu.
Bên cạnh đó, bộ phận lễ tân được xem là gương mặt thương hiệu của khách sạn. Do đó, việc đầu tư trang phục, tác phong cũng như trang thiết bị cho vị trí này đóng vai trò quan trọng.
Bên cạnh đó, nếu khách sạn điều phối nhân viên phù hợp, sẽ dễ dàng nhận được phản hồi tích cực từ khách nghỉ dưỡng.
2. Điều chỉnh giá cả theo từng thời điểm trong năm
Muốn gia tăng hiệu quả cho dịch vụ ROH, khách sạn có thể điều chỉnh giá cả tùy theo thời điểm du lịch trong năm, dựa theo nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển doanh thu của đơn vị. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tham khảo giá cả của những khách sạn khác trên địa bàn để tránh bị quá rẻ hoặc quá cao.
Đặc biệt, giá phòng nên được công khai minh bạch, niêm yết cụ thể tại quầy lễ tân để khách hàng dễ dàng thấy và biết được.
3. Tính các khoản cần thu khi check-in
Cách thu tiền khách sạn của nhân viên lễ tân đóng vai trò quan trọng. Thay vì thu thêm phụ phí sau khi check-out, bạn nên tổng hợp tất cả chi phí chi trả cho những dịch vụ vào lúc check-in. Điều này sẽ giúp khách hàng thoải mái hơn là bị thu thêm tiền chi phí phát sinh sau khi trả phòng.
Trên đây là tất tần tật thông tin xoay quanh “ROH là gì?” và bí quyết để gia tăng dịch vụ này tốt hơn cho khách sạn. Mong rằng với những kiến thức bổ ích này, nhân sự ngành sẽ làm việc hiệu quả và gia tăng doanh số.
Ms. Smile