Cách ứng viên phản hồi thư mời nhận việc cũng là một trong những chi tiết chứng tỏ sự khéo léo của bản thân. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên phù hợp hay không thông qua cách trả lời thư mời nhận việc. Trong bài viết này, TopCV xin chia sẻ 3 mẫu trả lời thư nhận việc khéo léo nhất!
Thư mời nhận việc là gì?
Thư mời nhận việc có tên tiếng Anh là Offer Letter hoặc Interview Invitation. Đây là loại văn bản nhằm thông báo kết quả tuyển dụng (vòng hồ sơ), giới thiệu sơ lược về công việc hoặc hẹn ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp (nếu có).
Các thông tin trong thư mời nhận việc:
Thông thường, thư mời sẽ bày tỏ lời cảm ơn và mong muốn hợp tác của công ty. Nội dung tiếp theo trong thư sẽ bao gồm:
- Vị trí công việc chính
- Tên phòng/ban và người quản lý trực tiếp
- Ngày bắt đầu làm việc
- Giờ làm việc
- Mức lương theo thỏa thuận
- Các chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm, hỗ trợ tiền xăng xe - ăn uống, v.vv..
- Các quy định, chính sách của công ty
Việc gửi thư mời nhận việc chủ yếu giúp xác nhận thông tin tuyển dụng, đồng thời làm căn cứ để chứng minh người lao động đã được thuê vào công ty.
Tại sao phải phản hồi thư mời làm việc?
Những ứng viên lần đầu đi xin việc thường không để ý nhiều đến việc phản hồi thư mời nhận việc. Sau khi phía nhân sự liên hệ thông báo kết quả tuyển dụng, ứng cử viên thường được yêu cầu xác nhận lại qua điện thoại hoặc email. Bạn cần phải trả lời thư mời nhận việc từ nhà tuyển dụng bởi các lý do sau đây:
- Đưa ra sự lựa chọn của bạn: Việc phản hồi thư mời nhận việc cũng chính là lời đồng ý, xác nhận 100% sự tham gia của bạn vào đội ngũ công ty. Nếu không có lời xác nhận này thì chẳng khác nào bạn ngầm từ chối công việc mình vừa trúng tuyển cả.
- Thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng: Dù lựa chọn của bạn là đồng ý hay từ chối thì việc phản hồi thư mời nhận việc đều rất cần thiết. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng, cho thấy bạn quan tâm đến lời mời và xác nhận được đọc đầy đủ thông tin mà nhà tuyển dụng đề cập trong thư.
- Tạo cơ hội xây dựng mối quan hệ: Việc phản hồi thư mời nhận việc không chỉ thể hiện bạn là ứng viên chuyên nghiệp mà đây còn là cơ hội để bạn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng. Chúng sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai khi muốn liên hệ với nhà tuyển dụng hoặc tìm kiếm một công việc mới.
- Giúp bạn thể hiện trách nhiệm với công việc: Một khi trả lời thư mời nhận việc có nghĩa là bạn đã ngầm thông báo với nhà tuyển dụng về việc bạn được đọc, hiểu những thông tin mà họ nêu trong thư. Điều này cho thấy bạn là người có trách nhiệm, quan tâm đến công việc mà mình ứng tuyển.
Ứng viên giỏi nên biết cách gửi thư phản hồi để thể hiện rõ thái độ tôn trọng để tạo ấn tượng tốt. Việc soạn thư cũng không mất quá nhiều thời gian nên hãy suy nghĩ thật kỹ và phản hồi trong vòng 24h kể từ lúc nhận thư từ nhà tuyển dụng là tốt nhất.
>>> Xem thêm: Top 10 mẫu email xác nhận phỏng vấn ghi điểm với nhà tuyển dụng
Gợi ý cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp, ấn tượng
Kỹ năng trả lời thư mời nhận việc cũng sẽ khác nhau tùy theo quyết định của ứng viên. Dù là đồng ý ngay hay cần thêm thời gian cân nhắc và suy nghĩ thì ứng cử viên cũng nên soạn một văn bản lịch sự. Một bức thư chuẩn chỉnh sẽ càng nhấn mạnh thêm phong cách chuyên nghiệp của bạn.
Cách trả lời thư nhận việc xác định “Đồng ý”
Nếu xác định đồng ý luôn với kết quả từ công ty, bạn hãy gửi thư cảm ơn ngay lập tức, đồng thời bày tỏ sự trân quý dành cho công việc. Trong thư phản hồi nhận việc cho quyết định này, bạn cần trình bày được những nội dung sau:
- Gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng: Một lời cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã trao cơ hội việc làm cho bạn sẽ ghi điểm với họ vì thể hiện được sự chuyên nghiệp và tinh tế của ứng viên.
- Đưa ra quyết định chấp nhận lời mời: Bạn cần ghi rõ quyết định của mình và đừng quên thể hiện sự háo hức, hứng thú cùng một lời cam kết sẽ thực hiện công việc tốt nhất theo khả năng của bản thân.
- Xác nhận lại thời gian làm việc: Bạn hãy chú ý xác định lại thời gian bắt đầu công việc tại công ty theo đúng yêu cầu để nhà tuyển dụng chắc chắn về quyết định của bạn.
- Đính kèm các thông tin cá nhân: Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu các thông tin như ngày tháng năm sinh, số CCCD, số tài khoản ngân hàng, v.vv.. thì trong thư phản hồi lời mời nhận việc bạn hãy đính kèm những dữ liệu này.
- Hãy đề cập đến những vấn đề mà bạn còn thắc mắc: Nếu bạn thắc mắc bất cứ thông tin nào trong thư mời nhận việc thì hãy ghi rõ trong thư phản hồi. Điều này sẽ giúp bạn và nhà tuyển dụng có thể trao đổi, thỏa thuận lại các thông tin liên quan để đi đến quyết định cuối cùng.
- Hỏi thêm các giấy tờ cần chuẩn bị khi nhận việc: Bạn đừng ngại đưa ra câu hỏi về những loại giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đi nhận việc. Điều này giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho ngày bắt đầu công việc mới.
- Gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa trước khi kết thúc thư. Lưu ý, bạn nên để lại thông liên hệ ở cuối thư.
Cách trả lời thư mời nhận việc khi muốn đàm phán thêm
Trong trường hợp các điều khoản trong thư nhận việc không đáp ứng được tiêu chí mà ứng viên đặt ra đối với vị trí đã ứng tuyển, đàm phán chính là cách ứng viên có thể lựa chọn để phản hồi thư mời nhận việc.
Đối với cách phản hồi này, trong thư bạn cần trình bày được:
- Gửi lời cảm ơn: Một lời cảm ơn chân thành và lịch sự mà bạn ghi trong thư phản hồi chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vì thế hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã trao cho bạn cơ hội việc làm này.
- Trình bày rõ sự quan tâm của mình đối với vị trí ứng tuyển: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn quan tâm đến vị trí này nhưng mong muốn đàm phán thêm các điều khoản về mức lương, chế độ đãi ngộ, v.vv.. khi làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên hãy tránh đàm phán những yêu cầu quá cao khiến bản thân dễ đánh mất cơ hội việc làm bạn nhé.
- Gửi lời cảm ơn và mong muốn sớm nhận được thư phản hồi: Cuối thư bạn hãy gửi lời cảm ơn một lần nữa và đừng quên thể hiện rõ sự hứng thú với công việc và mong sớm nhận được phản hồi từ công ty.
Trong trường hợp nếu bạn chưa chắc chắn nên đồng ý hay từ chối lời mời nhận việc, thì có thể cân nhắc gia hạn thêm thời gian nhận việc. Lúc này hãy nói rõ trong email để nhà tuyển nắm được và chắc chắn rằng họ cũng đồng ý với đề nghị này của bạn..
Cách trả lời thư mời nhận việc khi “Từ chối”
Ứng viên hoàn toàn có thể từ chối lời mời nhận việc vì nhiều lý do. Có thể là bạn đã tìm được công việc khác phù hợp hơn hoặc không còn thấy mình phù hợp với yêu cầu công việc nữa.
Đối với việc phản hồi thư mời nhận việc cho quyết định “Từ chối”, nội dung thư của bạn nên khéo léo và cần đề cập được một số điều cần thiết sau:
- Cảm ơn lời mời: Bạn hãy gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã đánh giá tốt hồ sơ xin việc, trao cơ hội dù bạn không nhận lời mời đi làm. Điều này thể hiện tôn trọng và lịch sự dành cho nhà tuyển dụng.
- Đưa ra lời từ chối một cách khéo léo: Nếu bạn đã suy nghĩ cẩn thận và chắc chắn cho quyết định từ chối lời mời làm việc thì hãy sử dụng ngôn ngữ lịch sự, nhẹ nhàng để đề cập trong thư. Bạn không nên trả lời mập mờ gây khó hiểu khiến nhà tuyển dụng không biết được quyết định thực sự của bạn.
- Đưa ra lý do từ chối chân thành, rõ ràng: Hãy trình bày chân thành và khéo léo đưa ra lý do từ chối, tuy nên tránh trình bày quá chi tiết.
- Bày tỏ lòng tiếc nuối vì chưa thể hợp tác và gửi lời cảm ơn công ty một lần nữa ở cuối thư: Trong email từ chối nhận việc, gần cuối thư bạn hãy gửi lời cảm ơn một lần nữa và đừng quên bày tỏ sự tiếc nuối vì chưa thể hợp cùng công ty. Sau đó, bạn đưa ra lời chúc tốt đẹp dành cho công ty.
Những mẫu trả lời thư mời nhận việc chuẩn nhất
Dưới đây là mẫu trả lời thư mời nhận việc cho các mục đích cụ thể mà TopCV đưa ra, bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng khi có nhu cầu.
Mẫu trả lời thư mời nhận việc cho quyết định “Đồng ý”
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu trả lời thư mời nhận việc khi xác định “Từ chối”
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu trả lời thư mời nhận việc khi muốn đàm phán thêm thông tin
Mẫu số 1
Mẫu số 2
>>> Đừng bỏ qua: Cách viết thư từ chối offer tinh tế, không mất lòng nhà tuyển dụng
Những lưu ý khi trả lời thư mời nhận việc
Phản hồi thư mời nhận việc tuy không khó nhưng nhất định bạn phải lưu ý một vài điều dưới đây.
Bày tỏ thái độ trân trọng bằng lời cảm ơn
Nhiều sinh viên trẻ hiện nay vẫn còn quên lời cảm ơn ở đầu, cuối thư. Trong khi đó, không gì quan trọng hơn bằng việc thể hiện thái độ lịch sự qua thư phản hồi lời mời làm việc.
Dù bạn chấp nhận hay từ chối công việc thì cũng phải tôn trọng sự quan tâm từ nhà tuyển dụng dành cho CV trước đó. Nếu bỏ qua lời cảm ơn, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên kém duyên và không có ấn tượng tốt nữa.
Yêu cầu văn bản về công việc
Để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng là nguồn đáng tin cậy, ứng viên nên gửi theo yêu cầu về văn bản pháp lý liên quan đến công việc trong thư trả lời nhận việc. Văn bản cần thiết thường là hợp đồng lao động hoặc bộ quy tắc lao động. Từ đó, ứng viên sẽ hiểu rõ hơn về công ty cũng như chức vụ mới.
Khéo léo trả lời đồng ý hoặc từ chối
Luôn luôn phải khéo léo khi soạn thư phản hồi nhận việc cho dù bạn đồng ý, từ chối hay cần thêm thời gian suy nghĩ cũng như mong muốn đàm phán thêm thông tin. Mẹo hay là hãy trả lời ngắn gọn và gây thiện cảm bằng ngôn từ lịch sự, nội dung quá dài dòng là điều không nên.
Xác nhận lại các thông tin
Để tránh xảy ra các tình huống hiểu nhầm hoặc sai sót, trong thư phản hồi lời mời nhận việc bạn nên xác nhận lại các thông tin như mức lương, thời gian làm việc, ngày bắt đầu công việc, vị trí, v.vv..
Hỏi thêm những điều cần chuẩn bị
Nếu thắc mắc về các vấn đề như giấy tờ, hồ sơ mang theo khi đến nhận việc, v.vv.. thì bạn hãy trình bày trong email trả lời thư mời nhận việc. Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho ngày làm việc đầu tiên tại công ty.
Một lối ứng xử khôn khéo sẽ được thể hiện rõ qua cách trả lời thư mời nhận việc. Hãy tận dụng mọi kỹ năng trong bài viết trên để nhà tuyển dụng không đánh giá thấp bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các kỹ năng khác thì hãy tham khảo ngay TopCV.vn nhé! Bạn cũng có thể tìm kiếm nhữngviệc làm lương cao, chế độ tốt tại TopCV. Chúc các bạn thành công!