Hình thức học trực tuyến ra đời đã giúp có hàng triệu người trên thế giới có thể học tập ngay tại nhà. Học trực tuyến là gì, có bao nhiêu loại hình và có những ưu - nhược điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi trên giúp bạn hiểu được bản chất của học trực tuyến cùng gợi ý 4 nhóm ứng dụng hỗ trợ học tập.
1. Khái niệm về học trực tuyến
Học trực tuyến (E-Learning) là hình thức học tập xuất hiện dưới sự phát triển của công nghệ thông tin. Trong đó, người học sẽ tham gia các lớp học ảo trên mạng Internet thay vì tới các lớp học hữu hình truyền thống. Dưới đây là một số ví dụ sẽ giúp người học hiểu rõ hơn.
Ví dụ 1: Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, nhiều trường học không thể tổ chức dạy tập trung đã chuyển đổi sang dạy trực tuyến thông qua Google Meet, Microsoft Teams, hệ sinh thái giáo dục myViewBoard,…
Ví dụ 2: edX, Udemy, Coursera là 3 trong số nhiều nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến và cấp chứng chỉ cho người học. Người học sẽ được tham gia vào những giờ học đã được quay sẵn, nghe giáo viên giảng, làm bài tập và bài thi. Khóa học này có 2 dạng là trả phí và miễn phí.
Ví dụ minh họa một giờ toán học trên phần mềm Whiteboard thuộc hệ sinh thái myViewBoard của ViewSonic
Xem ngay: Hướng dẫn cài đặt phần mềm bảng tương tác Whiteboard đơn giản
2. Phân loại hình thức học trực tuyến
Hiện nay, học trực tuyến được chia thành 2 hình thức, đó là:
- Học trực tuyến trong thời gian thực: Người dạy và người học sẽ tương tác trong thời gian thực qua các ứng dụng trò chuyện, hội thảo trực tuyến. Hình thức này tương tự với cách dạy học truyền thống. Người tham gia có thể linh hoạt về địa điểm học.
- Học các khóa học có sẵn: Người học sẽ tham gia các khóa học đã được thiết kế sẵn qua video. Người dạy sẽ giảng dạy về nội dung bài giảng trong video, sau đó sẽ thường có một số bài tập kiểm tra kiến thức. Tùy khóa học mà người học có thể tham gia thi để lấy chứng chỉ.
Với hình thức học này, người học chỉ cần đăng nhập vào tài khoản là có thể học mọi lúc mọi nơi, dễ dàng xem lại bài giảng và thực hiện bài ôn tập nhiều lần.
3. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức học trực tuyến
Hình thức học trực tuyến có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm. Dưới đây là ưu và nhược điểm của học trực tuyến bạn nên biết.
3.1 Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian và chi phí học tập: Người học và người dạy sẽ không mất thời gian di chuyển từ nhà đến lớp. Với những người đi học hoặc đi dạy xa nhà thì còn tiết kiệm được chi phí thuê nhà, ăn uống.
Với các khóa học online trên các nền tảng, người học có thể học nhiều khóa học cùng lúc, thậm chí học nhiều văn bằng, chứng chỉ trong thời gian ngắn. Điều này sẽ giúp họ tối ưu thời gian học, tiết kiệm chi phí hơn so với cách học truyền thống phải mất thời gian hàng tháng trời.
- Thúc đẩy tính chủ động học tập ở người học: Người học chủ động lựa chọn được các khóa học trực tuyến phù hợp với nhu cầu phát triển bản thân của mình. Họ có thể học với tốc độ phù hợp với mình mà không bị ảnh hưởng bởi các chương trình học cố định kéo dài trong nhiều tháng như lớp học truyền thống.
- Mở rộng cơ hội học tập: Học trực tuyến phát triển giúp người học có thể tham gia lớp ở những khu vực, quốc gia khác. Nhờ đó dễ dàng tiếp cận được với tri thức mình muốn học mà không cần phải di chuyển xa.
- Giúp việc học không bị ngắt quãng do yếu tố ngoại cảnh: Các yếu tố như dịch bệnh, thiên tai,… sẽ khiến lớp học trực tiếp không thể diễn ra. Lúc này, học trực tuyến sẽ trở thành giải pháp hữu hiệu, giúp việc học và dạy diễn ra bình thường, tránh làm chậm trễ thời gian học tập, tốt nghiệp của người học.
3.2 Nhược điểm
- Phụ thuộc vào Internet: Để học trực tuyến thì cần phải kết nối với Internet. Điều này là cản trở với người học ở địa phương không có mạng Intenet. Mặt khác, đường truyền Internet đôi khi không ổn định sẽ khiến hình ảnh và âm thanh bị gián đoạn, người học khó có thể nghe được nội dung bài.
- Giảm tương tác xã hội trực tiếp giữa người với người: Người học và người dạy sẽ không trực tiếp gặp mặt và tương tác với nhau, điều này đôi khi sẽ dẫn đến buồn chán. Lâu dần có thể ảnh hưởng đến sự năng động và khả năng giao tiếp, đặc biệt là với học sinh mẫu giáo, tiểu học.
- Đòi hỏi tính kỷ luật cao ở người học: Khi học trực tuyến, người dạy không thể quan tâm người học sát sao như tại lớp, nên sẽ đòi hỏi người học chủ động tập trung và nghiêm túc học tập cao.
Tuy nhiên, điều này đặc biệt khó với học sinh cấp tiểu học đang trong độ tuổi năng động, dễ bị xao nhãng.
4. Gợi ý 4 nhóm ứng dụng hỗ trợ học trực tuyến hiệu quả
Các ứng dụng hỗ trợ học trực tuyến sẽ giúp hình thức này trở nên dễ tiếp cận hơn, dưới đây là 4 nhóm ứng dụng phổ biến nhất.
4.1 Nhóm Hội nghị trực tuyến
Các nền tảng hội nghị trực tuyến cho phép người tham gia mở camera, micro, chia sẻ màn hình và ghi hình. Vì vậy đây là những ứng dụng thích hợp để trò chuyện, thuyết trình, trao đổi thông tin. Những ứng dụng Hội nghị trực tuyến phổ biến hiện nay như: Zoom, Google Meet, Skype,…
Bài viết về TOP 7 ứng dụng dạy học online dễ dàng, hiệu quả cao có thể mang lại gợi ý hay ho cho bạn.
4.2 Nhóm Phần mềm giảng dạy tương tác
Phần mềm giảng dạy tương tác chú trọng sự kết nối giữa người dạy và người học, cũng như giữa người học với nhau. Tiêu biểu cho nhóm này là hệ sinh thái giáo dục myViewBoard.
Nền tảng có tích hợp bảng trắng kỹ thuật số, lớp học ảo, thư viện bài giảng mẫu, cho phép sử dụng hình ảnh và video có bản quyền,… Góp phần tối ưu hóa trải nghiệm học tập, xây dựng thái độ tích cực cho người học.
Xem thêm:
- Tổng quan về hệ sinh thái myViewBoard được hàng triệu người tin dùng
- Giới thiệu về cách sử dụng lớp học ảo myViewBoard Classroom - 5 lý do nên sử dụng
myViewBoard chú trọng tương tác giữa người học và người dạy, giúp buổi học trực tuyến trở nên thú vị.
4.3 Nhóm Khóa học trực tuyến
Nhóm nền tảng này sẽ cung cấp các khóa học, video bài giảng miễn phí hoặc trả phí. Người học có thể tùy ý lựa chọn giáo viên và nội dung học, một số ứng dụng còn tổ chức nhiều đợt giảm giá để người học có thể đăng ký khóa học mà mình thích.
Những nền tảng Khóa học trực tuyến tiêu biểu: Hocmai, Tuyensinh247, Udemy, Coursera, Hubspot,,…
4.4 Nhóm Quản lý lớp học, tài liệu
Khi học trực tuyến, người dạy sẽ gặp khó khăn trong việc xác định người học có đang tập trung hay không. Vì vậy một số ứng dụng sẽ căn cứ vào tần suất tương tác của người học để đánh giá và gửi báo cáo, giúp người dạy nắm rõ tình trạng lớp.
Mặt khác, một số tài liệu học trực tuyến như: video bài giảng, slide bài giảng, hình ảnh, báo cáo trực tuyến,… sẽ dễ dàng chỉnh sửa, xem lại nếu được lưu trữ trực tuyến. Do đó các ứng dụng quản lý lớp học, tài liệu liên kết với nền tảng lưu trữ như Google Drive, Dropbox,… để hỗ trợ người học và người dạy.
Những ứng dụng Quản lý lớp học, tài liệu tiêu biểu như Google Classroom, Microsoft Teams,…
Như vậy, bài viết đã giải thích khái niệm, nêu ưu nhược điểm cũng như đưa ra một số ứng dụng để giải thích học trực tuyến là gì. Hiện nay, thế giới đang phát triển công nghệ VR, hứa hẹn mô phỏng được thực tế qua Internet, điều này cũng đảm bảo xu hướng học trực tuyến sẽ càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần.
Vì vậy, nếu người dạy muốn tìm hiểu kỹ càng hơn về xu hướng này, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của ViewSonic qua Website ViewSonic hoặc Fanpage ViewSonic Classroom VietNam để được tư vấn chi tiết nhé!