Để việc in ấn tài liệu trên máy in được trở nên tiện lợi, nhiều doanh nghiệp, cá nhân thường thực hiện chia sẻ - share máy in trên các máy tính khác nhau. Bài viết dưới đây Thế Giới Di Động sẽ hướng dẫn chi tiết cách share máy in Windows 10.
1. Cần chuẩn bị gì để share máy in trên Windows 10
Để thực hiện share máy in trên Windows 10, bạn cần chuẩn bị:
- Máy in còn hoạt động.
- Ít nhất 2 máy tính chạy Windows 10 đang hoạt động, khuyến khích máy đã được cài sẵn driver.
- Một máy tính để kết nối trực tiếp với máy in, còn gọi là máy chủ.
- Các máy sẽ được kết nối với máy chủ thông qua mạng LAN.
Máy in còn hoạt động
2. Cách share máy in Windows 10 nhanh chóng và dễ dàng
Đầu tiên, để thực hiện share máy in cho windows 10, thông thường các dòng máy in đã được bật chế độ mặc định cho phép chia sẻ thiết bị. Nhưng nếu máy bạn chưa bật thì hãy làm theo các bước sau để thực hiện thiết lập cài đặt chia sẻ cho máy:
Thiết lập cài đặt chia sẻ cho máy
Thông qua Cài đặt - Settings
Bước 1: Vào Start. Gõ tìm kiếm Settings, chọn Open.
Mở ứng dụng Settings
Bước 2: Vào phần Network & Internet.
Bấm vào mục Network & Internet
Bước 3: Chọn Wi-Fi. Bấm chọn Change advanced sharing options.
Bấm chọn Change advanced sharing options
Bước 4: Tại mục Network discovery, hãy bấm vào Turn on network discovery. Ở phần File and printer sharing, nhấn Turn on file and printer sharing.
Ở 2 tuỳ chọn, đều chọn phần Turn on
Thông qua Control Panel
Thay vì tick chọn ở phần Cài đặt, bạn cũng có thể hiện cách trên bằng cách sử dụng Control Panel như sau:
Bước 1: Tại Start. Tìm và chọn Control Panel, sau đó nhấn chọn Open.
Mở ứng dụng Control Panel
Bước 2: Mở Network and Sharing Center.
Mở Network and Sharing Center
Bước 3: Tiếp theo, chọn Change advanced sharing settings.
Chọn Change advanced sharing options
Bước 4: Tại mục Network discovery, bấm vào Turn on network discovery. Ở phần File and printer sharing, sau đó nhấn Turn on file and printer sharing.
Ở cả 2 tuỳ chọn, nhấn vào phần Turn on
Tìm tên thiết bị PC
Bạn cần tìm tên 2 PC đang được sử dụng cho việc share máy in. Một PC chính có kết nối với máy in và một máy in thứ hai khác đang được kết nối với PC chính thông qua mạng LAN.
Thông qua Cài đặt - Settings
Bước 1: Tại Start, tìm kiếm và nhấn vào View your PC name. Tiếp tục nhấn chọn Open.
Vào mục View your PC name
Bước 2: Ở Device name, bạn sẽ thấy tên thiết bị của mình.
Tên thiết bị ở phần Device name
Thông qua Control Panel
Bước 1: Tại Start, tìm kiếm và nhấn chọn Control Panel. Sau đó nhấn Open.
Mở ứng dụng Control Panel
Bước 2: Chọn System.
Vào phần System
Bước 3: Ở Device name, bạn sẽ thấy tên thiết bị của mình.
Tên thiết bị ở phần Device name
Bật chế độ share máy in
Thông qua mạng LAN
Bước 1: Tại Start, tìm kiếm và nhấn chọn Control Panel, tiếp tục chọn Open.
Mở ứng dụng Control Panel
Bước 2: Nhấn chọn Devices and Printers. Khi đó, bạn sẽ thấy những máy in mà máy tính bạn đang kết nối.
Nhấn chọn Devices and Printers
Bước 3: Nhấn chuột phải ở máy in đang kết nối với máy tính Windows 10 (có dấu tick xanh hiện lên ở góc dưới trái tên máy in), chọn Set as default printer. Bấm vào Printer Properties.
Chọn Set as default printer và Printer Properties
Bước 4: Chuyển qua tab Sharing, nhấn vào Share this printer để bắt đầu share máy in Windows 10. Sau đó, bấm OK.
Nhấn vào Share this printer
Bước 5: Quay về màn hình Control Panel, chọn Network and Sharing Center.
Chọn Network and Sharing Center
Bước 6: Nhấn vào Change advanced sharing settings.
Nhấn vào Change advanced sharing settings
Bước 7: Khi cửa sổ mới xuất hiện, bạn thiết lập các tính năng như sau:
- Network discovery: Chọn Turn on.
- File and printer sharing: Chọn Turn on.
- HomeGroups connections: Chọn Allow Windows to manage.
Thiết lập các tính năng
Bước 8: Kéo chuột xuống Password protecting sharing. Tiếp đến nhấn chọn Turn off password protected sharing và bấm Save changes. Nếu bạn bấm Turn on ở bước này thì các máy con sẽ phải nhập mật khẩu khi truy cập vào.
Như vậy, bạn đã hoàn tất quá trình share máy in Windows 10.
Nhấn chọn Turn off password protected sharing và bấm Save changes
Thông qua Control Panel
Bước 1: Tại Start, tìm kiếm và nhấn chọn Control Panel. Tiếp đến nhấn chọn Open.
Mở ứng dụng Control Panel
Bước 2: Ở phần Hardware and Sound, chọn View devices and printers.
Ở phần Hardware and Sound, chọn View devices and printers
Bước 3: Tại máy in bạn muốn chia sẻ, nhấn chuột phải rồi chọn Printer properties.
Nhấn chuột phải rồi chọn Printer properties
Bước 4: Chọn tab Sharing. Nhấn vào Share this printer, nhập tên thiết bị PC mà bạn muốn share. Bấm OK là hoàn tất quá trình share máy in Windows 10.
Nhấn vào Share this printer
3. Các cách share máy in Windows 10 khác
PrinterShare
PrinterShare là một trong những ứng dụng chia sẻ máy in bên thứ ba phổ biến nhất. Công cụ này có thể sử dụng được ở Windows, Android, MacBook và iOS. PrinterShare cho phép bạn in tài liệu trên máy in của người khác mà không cần thực hiện các bước được liệt kê phía trên.
Để có thể sử dụng PrinterShare, bạn phải trả 4.99 USD nếu mua trên App Store, 9.95 USD nếu mua ở Google Play. Với Windows và MacBook thì phí dùng hàng tháng là 9.95 USD.
Phần mềm PrinterShare
Printer Hub
Một cách khác mà bạn có thể thử đó là mua thiết bị chia sẻ máy in, nếu mua trên Amazon thì giá khoảng 8 USD. Bạn chỉ cần cắm dây cáp USB của máy in vào thiết bị chia sẻ máy in rồi kết nối với wifi. Sau đó dùng tính năng Add Printer của Windows 10 để thiết bị tự động tìm máy in.
Thiết bị chia sẻ máy in
4. Cách khắc phục khi share máy in Windows 10 bị lỗi 0x0000011b
Cập nhật bản KB5005611, hoặc KB5006670 (với người dùng Windows 10 21H1)
Với bản cập nhật KB5005565, khi bạn kết kết nối máy in và máy tính rồi cài đặt các diver cần thiết thì sẽ xuất hiện lỗi 0x0000011b. Với phiên bản KB5006670 hoặc KB5005611 thì tình trạng này đã được khắc phục. Vì vậy, bạn nên thử cập nhật bản KB5005611, hoặc KB5006670 nhé.
Sử dụng cổng cục bộ để thêm máy in mạng
Bạn có thể khắc phục lỗi bằng cách sử dụng cổng cục bộ để thêm máy in mạng. Có 2 loại cổng là:
- Computer01HP1100
- 192.168.1.20HP1100
Bạn hãy xem tên máy in và địa chỉ IP máy tính để chọn cổng cho phù hợp.
Sử dụng tính năng Registry để khắc phục lỗi 0x0000011b
Một cách khác để khắc phục máy in Windows 10 bị lỗi 0x0000011b là sử dụng tính năng Registry. Bằng việc tạo thêm giá trị DWORD-32 bit hoặc DWORD mới là bạn có thể share máy in Windows 10 thành công.
Sử dụng cổng cục bộ
5. Lưu ý khi share máy in trên Windows 10 mà bạn quan tâm
Khi tiến hành share máy in Windows 10, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đảm bảo máy in được kết nối chính xác với máy tính.
- Khởi động lại máy in trước khi bắt đầu quá trình share máy in.
- Kiểm tra giấy và hộp mực in trước khi share.
- Cài đặt lại driver máy in (nếu driver máy in bạn chưa có hoặc bị lỗi). Bạn nên đến trung tâm mua hàng, để nhờ các chuyên viên tư vấn cài đặt lại driver giúp bạn, giúp tránh những sai sót không cần thiết.
Đảm bảo máy in được kết nối chính xác với máy tính
SĂN NGAY MÃ GIẢM SỐC TGDĐ TẠI ĐÂY
ĐỪNG BỎ LỠ các mẫu máy in chính hãng tại TGDĐ!Trên đây là một số cách share máy in Windows 10 nhanh chóng và dễ thực hiện nhất. Hi vọng rằng bạn sẽ thấy hữu ích và áp dụng vào thực tế. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật nhiều mẹo hay về công nghệ nhé!