Điểm danh những món ăn độc đáo tại Cao Bằng
1. Bánh trứng kiến
Nếu đến Cao Bằng vào khoảng tháng 4, tháng 5, du khách được thưởng thức bánh trứng kiến - món bánh đặc sản của người dân nơi đây. Bánh trứng kiến còn có tên gọi khác là Pẻng Rày, là đặc sản của đồng bào người Tày. Nguyên liệu chính tạo nên món ăn độc đáo này là trứng kiến, kết hợp cùng thịt lợn băm, lá kiệu và lạc rang. Vỏ bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn, cán mỏng thành hình vuông rồi ốp vào lá vả. Sau khi cho nhân bánh vào, người ta sẽ ốp thêm một lớp lá nữa rồi mang hấp cách thuỷ.
2. Xôi trám
Khi tiết trời sang thu, người dân Tày - Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây.Xôi trám là loại xôi có nếp trộn với quả của cây trám cứng, loài cây này có thể tìm thấy ở Cao Bằng và các tỉnh lân cận. Cây trám chỉ cho quả màu đen đặc trưng vào mùa thu. Người dân địa phương ngâm quả trong nước ấm cho mềm, loại bỏ vỏ và hạt và trộn thịt với gạo nếp nấu chín để có màu hồng và tím. Món xôi thành phẩm dẻo thơm, lên màu đẹp và có hương vị đậm đà rất ngon.
3. Bánh cuốn
Người dân Cao Bằng coi bánh cuốn ăn cùng nước canh xương là đặc sản “hiếm có khó tìm”. Thay vì nước chấm pha mắm, bánh cuốn Cao Bằng ăn với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật nên còn gọi là “bánh cuốn canh”, để phân biệt với bánh cuốn ở miền xuôi. Cùng miếng bánh dẻo, dai và thơm nguyên mùi hạt gạo, trong phần nước dùng ninh xương còn có cả thịt bằm và hành hoa mỡ, ăn kèm bánh cuốn nóng hoặc bánh cuốn trứng.
4. Phở chua
Phở chua là một món ăn được chế biến khá cầu kỳ. Nguyên liệu chính là bánh phở, nhưng phải là bánh tráng xong để nguội, vừa dẻo vừa dai, không nát. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ, sau khi tẩm ướp, rán giòn, có màu vàng sậm. Riêng vịt quay, phải chọn nhữn...
5. Miến dong Phia Đén
Miến dong Phia Đén còn được gọi là miến dong Cao Bằng hay miến dong Nguyên Bình, vì miến được làm tại xóm Phía Đen, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Miến dong Phia Đén là loại miến ngon, sợi to, được làm từ củ dong riềng đỏ của vùng núi Nguyên Bình. Sợi miến Phia Đén khi nấu rất trong và ngọt, dai mềm tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Trong mâm cỗ tết, người dân Cao Bằng sẽ nấu miến cùng thịt gà, nấm hương và mộc nhĩ. Khi nấu sợi miến mềm, trong, thơm, dai, vị ngọt mát, dù nấu lại đến lần thứ 2 sợi miến vẫn dai, không bị dính, nát như các loại miến khác.
6. Vịt quay 7 vị
Vịt quay 7 vị là một món ăn đặc sản Cao Bằng xuất phát từ người Tày, họ dùng 7 loại gia vị thơm ngon trong đó có rất nhiều loại lá và rễ cây rừng. Sau khi quay xong thịt vịt được chặt nhỏ ra đĩa, da vàng màu mật, rộm cánh gián. Thịt ăn chắc và ngọt, mềm nhưng không bở, cũng không dai. Mỗi khi ăn người ta phải nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của mật ong với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt.
7. Rau dạ hiến
Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến Bánh áp chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi.
9. Lạp sườn
Lạp sườn là món ăn đặc sản Cao Bằng, có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà. Lạp sườn ở đây được chế biến vô cùng cầu kỳ, nguyên liệu chính là thịt vai và thịt thăn. Linh hồn của lạp sườn Cao Bằng là các loại gia vị tẩm ướp, gồm: rượu trắng, mật ong, gừng và quả mắc mật khô. Sau khi chế biến, lạp sườn được phơi khô dưới nắng trong 2 - 3 ngày trước khi treo trên bếp lửa.
10. Bò gác bếp
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp. Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!