Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NL của Bộ Nông Lâm.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển với nhiều tên gọi như: Trường Đại học Nông Lâm, Học viện Nông Lâm, Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ngày 28/3/2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội theo Quyết định 441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trên website của nhà trường có thông tin về sứ mạng như sau: “Học viện là trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, và chuyển giao tri thức mới về nông nghiệp và phát triển nông thôn, và các lĩnh vực khác có liên quan; đóng góp đắc lực và hiệu quả vào công cuộc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế của đất nước”.
Về tầm nhìn, học viện là cơ sở giáo dục đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, học viện có 10 phòng thí nghiệm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO, 4 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 01 Trung tâm ươm tạo công nghệ nông nghiệp, 01 Trung tâm xuất sắc về công nghệ sinh học nông nghiệp và môi trường.
Học viện thu hút được các nhà nghiên cứu hàng đầu về nông nghiệp, nông thôn trong nước, tăng cường số lượng các nhà nghiên cứu giỏi quốc tế đến làm việc, có chiến lược phát triển đào tạo nghiên cứu sinh và sau tiến sĩ. Tất cả hướng đến khẳng định vị thế của cơ sở đào tạo hàng đầu cả nước, hướng tới phát triển thành một đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực và hội nhập với quốc tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam có trụ sở chính tại Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Hiện, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan.
Theo đề án tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2020 - 2023, trường chỉ sử dụng 3 - 4 phương thức tuyển sinh.
STT Tên phương thức tuyển sinh Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 1 Xét tuyển thẳng x x x x 2 Xét theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông x x x x 3 Xét kết quả học tập bậc trung học phổ thông lớp 11, 12. x x x x 4 Xét tuyển kết hợp x xTrong hai năm 2020 và 2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chỉ xét tuyển theo 3 phương thức là: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét kết quả học tập bậc trung học phổ thông lớp 11, 12.
Đến năm 2022, Học viện Nông nghiệp Việt Nam bổ sung thêm phương thức xét tuyển kết hợp.
Năm 2023, nhà trường vẫn giữ ổn định 4 phương thức xét tuyển như năm 2022.
Trong thông báo mới đây về việc tuyển sinh năm 2024 (dự kiến) của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho thấy, trường cơ bản giữ ổn định như năm 2023 với 4 phương thức xét tuyển (gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển học bạ; Xét tuyển theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024; và Xét tuyển kết hợp).
Với phương thức xét học bạ, nhà trường có điều kiện xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 21-24 điểm trở lên. Riêng nhóm ngành Sư phạm công nghệ thí sinh đạt học lực năm lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông đạt từ 8,0 trở lên.
Năm 2024, thời gian xét tuyển với phương thức xét học bạ như sau:
Với phương xét tuyển kết hợp, nhà trường có điều kiện xét tuyển:
* Tiêu chí 1: Với thí sinh đạt học lực loại khá năm lớp 11 hoặc lớp 12 tại các trường trung học phổ thông và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thì điểm xét tuyển tính theo công thức sau:
Điểm xét tuyển = ĐTBcác môn cả năm học (cn)đạt học lực khá x 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
* Tiêu chí 2: Xét tuyển theo kết quả học tập trung học phổ thông (học bạ) kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-24 điểm trở lên tùy ngành.
Điểm xét tuyển = Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024 + điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó:
- Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 với thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
- Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024 tối đa là 2 điểm. Và Tổng điểm đạt được (gồm điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024) không vượt quá 30 điểm. Trường hợp tổng điểm đạt được vượt quá 30 điểm thì sẽ chỉ được tính 30 điểm để xét tuyển.
Còn về tổ hợp xét tuyển, trong 4 năm từ 2020 - 2023, trường sử dụng các tổ hợp sau: A00 (Toán, Vật lí, Hóa học); A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh); A09 (Toán, Địa lí, GDCD); B00 (Toán, Hóa học, Sinh học); B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh); C20 (Ngữ văn, Địa lí, GDCD); C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí); C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh); D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh); D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh).
Về chỉ tiêu tuyển sinh theo từng năm, năm 2020 nhà trường có 4585 chỉ tiêu, năm 2021, trường tăng thêm hơn 1000 chỉ tiêu với 5630 chỉ tiêu, năm 2022 chỉ tiêu của trường là 5830.
Năm 2023, Học viện tuyển sinh 18 nhóm ngành với 5.860 chỉ tiêu.
Trong vòng 4 năm (từ 2020 - 2023), Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở thêm 12 ngành đào tạo mới.
Năm tuyển sinh Ngành tuyển sinh mới mở 2020 Sư phạm công nghệ Kế toán Tài chính - ngân hàng Luật Thương mại điện tử Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Khoa học đất Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 2021 Công nghệ sinh dược Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo Kinh tế số 2022 - 2023 -Năm 2020, Học viện mở thêm 9 ngành mới bao gồm: Sư phạm công nghệ, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Luật, Thương mại điện tử, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Khoa học đất, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
Năm 2021, trường mở thêm các ngành: Công nghệ sinh dược, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Kinh tế số.
Năm 2022 và 2023, nhà trường giữ nguyên tổng số ngành đào tạo là 43 ngành.
Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành, chuyên ngành theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 15 - 23 điểm (theo thang điểm 30).
Năm 2020, điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 15-18,5 điểm.
Ngành Sư phạm Công nghệ lấy cao nhất 18,5 điểm, hai ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Nông nghiệp công nghệ cao cùng có điểm chuẩn là 18.
Năm 2021, điểm chuẩn đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cao nhất trong các ngành của Học viện Nông nghiệp Việt Nam với 23 điểm.
Tiếp theo là Luật với 20 điểm; ngành Khoa học đất, Phân bón và dinh dưỡng cây trồng cũng có điểm chuẩn là 20.
Năm 2022, ngành Khoa học đất có điểm chuẩn cao nhất là 23 điểm (tăng 3 điểm so với năm 2021). Tiếp đó là ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng với 21 điểm và ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường với 20 điểm.
Năm 2023, mức điểm cao nhất là 24,5 thuộc về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Tiếp theo là ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô và Cơ điện tử với 24 điểm, còn điểm đầu vào của Ngành Kỹ thuật điện, Điện tử và Tự động hóa là 23,0.
Theo thống kê về tỷ lệ sinh viên có việc làm từ khi tốt nghiệp của Học viện nông nghiệp Việt Nam ở từng lĩnh vực/ngành đào tạo, nhìn chung đa số các ngành đều ở mức từ 90% trở lên.
Đặc biệt, một số ngành như Khoa học đất, Kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ và kinh doanh thực phẩm đều có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm là 100%