Phân biệt 02 ngành: Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế

Khoa Kinh tế quốc tế được thành lập từ năm 1977, với chức năng đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Khoa không chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của Việt Nam, mà còn đào tạo cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện nay, Khoa Kinh tế quốc tế đang giảng dạy hai ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.

Hai ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế có nhiều nét tương đồng, chương trình đào tạo có nhiều học phần cơ sở ngành giống nhau. Sinh viên khi theo học cả hai ngành đều đòi hỏi khả năng tiếng Anh phải tốt do cần phải học từ các tài liệu chuyên khảo cùng các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Cuộc thi "DAV Startup - Sáng tạo để thành công 2021" do Khoa Kinh tế quốc tế.

Sinh viên khi theo học ngành này có 2 hướng để phát triển bản thân sau đây:

- Thứ nhất là trở thành quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong ngành Logistics, xuất nhập khẩu. Nếu lựa chọn theo định hướng này thì sẽ học chuyên sâu hơn về các nghiệp vụ ngoại thương.

- Thứ hai là thực hiện các hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp hoặc những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), quản trị bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp (tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế). Sinh viên được đào tạo khả năng chuyên môn để nhận biết và giải quyết vấn đề trong hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Tọa đàm: “Tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ trong nền công nghiệp sáng tạo và nội dung ở Việt Nam” với diễn giả là đạo diễn Việt Tú, founder của Dream Studio và Việt Theater

Về sự khác biệt giữa hai ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế, nhìn chung, hai ngành có sự khác nhau về các môn chuyên ngành chuyên sâu như Kinh tế quốc tế thiên về vĩ mô, còn Kinh doanh quốc tế thiên về vi mô.

Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản lý. Ngành này sẽ cung cấp người học kiến thức chung về quản trị học, quản trị công ty, quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế.

Đại diện Ngân hàng Shinhan Việt Nam trao học bổng cho sinh viên của Khoa.

So sánh với ngành Kinh doanh quốc tế thì ngành Kinh tế quốc tế có tính chất vĩ mô hơn. Sinh viên ngành này được cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống kinh tế quốc tế, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Cử nhân Kinh tế quốc tế được trang bị kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa; những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam…Ngoài ra, Chương trình đạo tạo Cử nhân Kinh tế quốc tế tại Học viện Ngoại giao còn có nhiều học phần đặc sắc liên quan tới Quan hệ quốc tế và công tác ngoại giao; Luật pháp quốc tế; Truyền thông trong môi trường quốc tế; Vai trò của ngoại giao trong phát triển kinh tế…

BTT Khoa KTQT

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/kinh-doanh-quoc-te-va-kinh-te-quoc-te-a55563.html