Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây trường sinh

Đúng với tên gọi “trường sinh”, loại cây này có sức sống rất mãnh liệt, sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh ngay cả khi không được chăm sóc, tưới nước đều đặn và kĩ càng.

1. Đặc điểm của cây trường sinh

Cây trường sinh còn được biết đến với nhiều tên gọi: lá bông, đả bất tử, diệp sinh căn, cây bỏng, thiên cảnh, thiên cảnh tạp giao… với tên khoa học Peperomia obtusifolia/ Kalanchoe pinnata (Lam) Pers, thuộc họ thuốc bỏng - Crassulaceae, có nguồn gốc xuất xứ từ Madagascar, Nam Phi.

Cây trường sinh - 01

Trường sinh thuộc loại cây thân thảo nhẵn bóng, tròn, mọng nước. Lá trường sinh có màu xanh lục đậm, bóng, với hình tròn xinh viên mãn. Lá mọc từ gốc hoặc thân, dạng đối, xum xuê. Cây trường sinh thỉnh thoảng cũng ra hoa trắng vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tuy nhiên hoa lại không được to như những loại cây khác.

2. Công dụng của cây trường sinh

Nhiều người băn khoăn tự hỏi liệu cây trường sinh có độc không, sao lại có khả năng sống tốt như vậy? Xin trả lời rằng, đây là loại cây tốt và có tính ứng dụng cao trong đời sống hiện nay. Sắc xanh dịu mát của những chiếc lá to bản đã làm tăng khả năng làm sạch không khí, hấp thụ những chất ô nhiễm như formandehit, cacbondioxit,…

Bên cạnh khả năng lọc không khí cực đỉnh, giống như các loại cây cảnh cho dân văn phòng khác, cây trường sinh có khả năng hấp thụ các loại tia độc hại phát ra từ thiết bị văn phòng, máy tính, đồng thời còn đem đến cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho mọi người khi làm việc. Đây là lý do chúng ta đều có thể bắt gặp cây trường sinh đầy sức sống tại bất cứ đâu từ văn phòng, nhà ở đến quán cà phê.

Cây trường sinh - 02

3. Ý nghĩa của cây trường sinh

Không phải ngẫu nhiên người ta lại gọi giống cây này là trường sinh hay cây trường sinh bất tử, bởi song hành với việc đại diện cho sự trường tồn, mãi mãi, cây còn tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Nên khi trong nhà hay khu vực làm việc có một cây trường sinh sẽ đem đến cho bạn nhiều điều tốt lành. Ngoài ra nó còn là biểu hiện của sự sinh sôi nảy nở, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và tổ chức.

4. Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh

Cách trồng

Để có thể sở hữu một chậu cây trường sinh xanh tốt đặt trên bàn làm việc, bạn hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà, vô cùng đơn giản. Thông thường, mọi người thường tìm hiểu nhiều về cách trồng cây trường sinh trong nước và cây trường sinh trồng trong nhà. Vì vậy, dưới đây chúng tôi cung cấp 2 phương pháp gieo trồng để bạn có thể tùy ý lựa chọn.

Cây trường sinh - 03

Bạn có thể trồng cây Trường sinh theo 2 phương pháp nhân giống là: Gieo hạt hoặc giâm lá, giâm cành, tách cây con.

Đối với phương pháp gieo hạt trực tiếp lên đất. Hạt được mua từ các cửa hàng bán hạt giống cây cảnh. Tuy nhiên, cách nhân giống này mất nhiều thời gian và thường không phổ biến.

Đối với phương pháp nhân giống vô tính như giâm lá, giâm cành, tách cây con. Trong quá trình sinh trưởng, lấy lá hoặc cành để trồng. Cây sẽ phát triển và phát triển thành cây con.

Với phương pháp gieo hạt theo luống bạn cần lên luống cao 25 - 30cm, sau đó tiến hành giàn che.

Trồng cây trường sinh trong chậu đòi hỏi đất trồng gồm đất + tro trấu + xơ dừa + vôi bột theo tỉ lệ 1:1:1:1. Khi trồng chú ý trồng cây theo hướng Bắc Nam. Bỏ đất vào chậu và trồng cây lên, dùng bình để tưới tạo độ ẩm cho cây phát triển.

Cách chăm sóc

Cây trường sinh là một trong những loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc nên khi trồng bạn chỉ cần lưu ý một số điểm sau để cây luôn phát triển tốt là được.

Là cây ưa bóng bán phần cần hạn chế cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, do đó cứ khoảng 2 ngày bạn cho cây ra tiếp xúc với ánh sáng nhẹ khoảng 2 tiếng vào buổi sáng để cây phát triển tốt.

Cây trường sinh - 04

Ngoài ra với đặc tính ưa độ ẩm, trường sinh đòi hỏi bạn cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho chúng và đổ ẩm khoảng 80% là đảm bảo. Tưới nước 1-2 ngày/lần tùy thuộc vào độ ẩm của đất, bạn cũng có thể sử dụng vòi phun sương để tăng độ ẩm đất và không khí.

Lưu ý rằng, đến giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng, bạn nên chuyên tâm cắt tỉa cành đồng thời bón phân định kỳ cho cây.

5. Cây trường sinh hợp mệnh gì? Cây trường sinh hợp tuổi nào?

Với sắc xanh lá đặc trưng, cây trường sinh có lẽ sẽ chẳng phù hợp với mệnh nào ngoài mệnh Mộc. Người mệnh Mộc trồng cây này trong nhà đảm bảo sức khỏe dồi dào, dư dả thịnh vượng.

Theo phong thủy cây thích hợp với những người có tuổi Ngọ. Những người tuổi Ngọ thích cuộc sống tự do, hoang dã, rất năng động, nhiệt tình. Họ thích những nơi đông người và đam mê khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Tuy nhiên họ lại không giỏi kiềm chế và che giấu được cảm xúc của mình. Bởi vậy, những người tuổi này nên chưng cây trong nhà để có thể cân bằng cuộc sống tốt hơn và lý trí hơn trong công việc, giúp xây dựng với quan hệ các đối tác làm ăn thật bền chặt.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/hinh-anh-cay-truong-sinh-a55173.html