Kinh doanh quốc tế là sự tổng hợp tất cả các hoạt động giao dịch nằm trong kinh doanh và được thực hiện ở môi trường quốc tế. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mang nhiều yếu tố biến động, nhạy cảm và tính toàn cầu.
Tại các trường đại học hiện nay, ngành học này được chú trọng đầu tư về chất lượng giảng dạy. Kinh doanh quốc tế là một ngành thuộc mảng kinh tế học, đào tạo cho sinh viên những tri thức trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Ngoài các kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn được trau dồi cho sinh viên trước khi bước vào xã hội, ngành học này còn giúp cho các bạn trẻ có đủ hành trang để làm việc và thành công trong tương lai.
Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh quốc tế, giúp cho sinh viên có đủ sự tự tin để dễ dàng thành công khi làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, lý thuyết về:
● Sự ảnh hưởng của những yếu tố mang tính toàn cầu đến các hoạt động doanh nghiệp như: Chính trị, kinh tế, công nghệ, nhân khẩu học, địa lý và văn hóa.
● Tác động của các hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái trên toàn thế giới. Hiểu rõ về quản trị vận hành từ việc lập kế hoạch, thiết kế cho đến thực hiện các nghiệp vụ của chuỗi cung ứng toàn cầu, quy trình sản xuất và quản trị dự án.
● Khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để có thể đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp khi hoạt động trong môi trường đa văn hóa.
● Kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh như các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, những chính sách liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, sự tranh chấp trong thương mại quốc tế và những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
● Quản trị Logistics và xuất nhập khẩu.
● Những nguyên tắc về quản trị đa văn hóa.
● Phân tích chiến thuật và hoạch định chiến lược đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế và phát triển kinh tế.
● Luật Kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế, Marketing quốc tế.
● Thương mại điện tử.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, ngành kinh doanh đang chuyển biến rất mạnh mẽ với các cơ hội xuất nhập khẩu mới. Chính vì thế, ngành Kinh doanh quốc tế đang được săn đón hơn bao giờ hết.
Cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế rất đa dạng. Sinh viên khi tốt nghiệp ngành này có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực và các vị trí khác nhau như: Quản lý doanh nghiệp, nhân sự, Marketing, Logistics, chuỗi cung ứng,…
Đặc biệt, với kiến thức và những hiểu biết về luật Kinh doanh quốc tế và đặc thù của các quốc gia khác, cử nhân Kinh doanh quốc tế có nhiều cơ hội để làm việc trong các tổ chức đa quốc gia và nước ngoài. Đây cũng là một lợi thế khi được cân nhắc điều chuyển hay thăng chức trong các tổ chức có yếu tố nước ngoài.
Ngành Kinh doanh quốc tế là một trong những ngành khá rộng. Do đó, để có thể xác định nghề nghiệp tương lai, các bạn sinh viên cần biết mình sẽ hoạt động trong một lĩnh vực hay chuyên ngành cụ thể nào nằm trong ngành Kinh doanh quốc tế.
Trên thực tế, từ năm 2016 đã có rất nhiều hiệp định kinh tế được ký kết và tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, vượt trội. Cùng với đó chính là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Khi hàng hóa từ nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam và hàng hóa tại Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhu cầu nhân lực của ngành xuất nhập khẩu sẽ ngày càng tăng cao. Đối với sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, nếu sở hữu các chứng chỉ ngoại ngữ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì cơ hội thành công khi theo đuổi ngành nghề này sẽ rất cao.
Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất nhập khẩu chính là sự tăng trưởng vượt bậc của lĩnh vực Logistics/hậu cần. Công việc của ngành Logistics là xử lý những quy trình khép kín từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hàng hóa cho đến nơi tiêu thụ và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, mua sắm trực tuyến đang ngày càng được sử dụng phổ biến, đòi hỏi ngành Logistics phải phát triển hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, ngành Logistics/hậu cần vẫn còn khá mới mẻ. Chính vì thế, trong tương lai, nhu cầu về nguồn nhân lực trong những lĩnh vực này sẽ ngày càng nhiều. Các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế hoàn toàn có cơ hội để phát triển bản thân trong lĩnh vực này nếu cảm thấy phù hợp với mình.
Các chuyên gia Trường Đại học Macquarie, Australia, đã dự đoán: “Cần thêm 15% chuyên gia quảng cáo và tiếp thị vào năm 2023” khi nói về tương lai ngành Marketing. Sự bùng nổ mạnh mẽ của Google, Facebook,… đã khiến cho nhu cầu tiếp thị trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức, công ty trên thế giới.
Hiệu quả của hoạt động bán hàng đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình Marketing. Theo kết quả do trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực công bố, ngành Marketing hiện vẫn đang tiếp tục dẫn đầu trong 5 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn nhất.
Quản trị kinh doanh luôn là ngành hấp dẫn những bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải phát triển không ngừng nghỉ. Chưa bao giờ số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam nhiều như hiện nay. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, Việt Nam đã có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp. Đây vừa là cơ hội và cũng vừa là thách thức lớn, nếu bạn là người yêu thích sự năng động, hãy chọn ngành Quản trị kinh doanh.
Ngành Kinh doanh quốc tế đem đến cho bạn cơ hội việc làm rộng mở với nhiều sự lựa chọn hấp dẫn.
● Gặp gỡ giao lưu và tiếp khách cùng ban lãnh đạo công ty.
● Hỗ trợ, tư vấn giúp ban giám đốc về những dịch vụ, sản phẩm của công ty tới khách hàng và ngược lại.
● Tư vấn, giới thiệu đến khách hàng những tiềm năng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ truyền thông của công ty.
● Đàm phán với khách hàng và ký kết hợp đồng dịch vụ.
Mức lương của chuyên viên đối ngoại được đánh giá là khá hấp dẫn, trung bình 10 triệu đồng/tháng và cơ hội thăng tiến cao.
● Thực hiện hoạt động giao dịch, đàm phán hay ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
● Hoàn tất thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
● Kết hợp cùng kế toán để thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các thủ tục bảo lãnh ngân hàng.
● Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu khi làm hồ sơ thông quan hàng hóa.
● Quản lý, theo dõi các đơn hàng hay hợp đồng.
● Phối hợp với các bộ phận có liên quan để có thể đảm bảo đúng tiến độ giao hàng và nhận hàng.
Đối với vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu, có thể nhận được mức lương dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng theo năng lực và kinh nghiệm của người làm.
● Nghiên cứu, tìm hiểu những chính sách thương mại quốc tế hay xu hướng quốc tế trong tiếp thị sản phẩm.
● Nghiên cứu, tổng hợp thông tin của khách hàng nhập khẩu theo thị trường.
● Đánh giá tiềm năng phát triển và định hướng phát triển sau này.
● Xây dựng, phát triển mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
● Đề xuất những chiến lược và hoạt động để có thể đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại và đầu tư.
Đối với vị trí chuyên viên xúc tiến thương mại, mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/tháng cho thực tập sinh hoặc sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm dưới 1 năm. Còn nếu đã có kinh nghiệm trên 1 năm, mức lương có thể đạt từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
● Tham gia vào quá trình xây dựng và vận hành các mô hình theo dõi tình hình tài chính của từng sản phẩm.
● Phân tích số liệu hoạt động và tài chính để tiến hành thử nghiệm.
● Đánh giá mức độ hiệu quả các mô hình.
● Đề xuất thay đổi phương thức vận hành sản phẩm.
Với các yêu cầu cao về kinh nghiệm và kỹ năng, vị trí chuyên viên hoạch định tài chính có thể đem lại mức lương tương xứng cho người làm, khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng.
● Tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng mới tham gia giao dịch chứng khoán.
● Duy trì quan hệ tốt với khách hàng hiện tại.
● Chăm sóc, quản lý tài khoản chứng khoán của khách hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng giao dịch.
● Cập nhật thông tin, tiến hành phân tích, tư vấn chiến lược đầu tư chứng khoán cho khách hàng.
● Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách hay sản phẩm tài chính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
● Khảo sát thị trường, lập kế hoạch phát triển kinh doanh để đạt được các chỉ tiêu được giao.
Tùy thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người làm mà lương của chuyên viên đầu tư quốc tế sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên nhìn chung, vị trí này có mức lương trung bình khá cao, khoảng 17 triệu đồng/tháng.
Hy vọng qua bài viết này của Đại học UMT, các bạn đã hiểu được ngành Kinh doanh quốc tế là gì, cũng như các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành học này.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/nganh-kinh-doanh-quoc-te-la-gi-a54717.html