Kỹ sư điện (Electrical Engineer): Công việc, Kỹ năng và Mức lương

Trong số các chức danh kỹ sư, kỹ sư điện (Electrical Engineer) là một trong những vị trí có phạm vi hoạt động rộng nhất, bởi lẽ, hầu hết mọi doanh nghiệp đều có một hoặc một bộ phận quản lý hệ thống điện toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy, bản mô tả công việc kỹ sư điện luôn nhận được sự quan tâm của ứng viên. Là một công ty chuyên về lĩnh vực nhân sự, HRchannels liên tục cập nhật mọi thông tin mới nhất liên quan mọi ngành nghề, và dưới đây là bản mô tả công việc kỹ sư điện mới nhất hiện nay. MỤC LỤC: 1. Đôi nét về vị trí kỹ sư điện 2. Mô tả công việc kỹ sư điện (Electrical Engineer) 2.1. Công việc quản lý của kỹ sư điện 2.2. Công việc chuyên môn của kỹ sư điện 2.3. Công việc nghiên cứu của kỹ sư điện 3. Những trường có đào tạo kỹ sư điện 4. Mức lương của kỹ sư điện có cao không? 5. Trở thành thành kỹ sư điện 6. Cơ hội việc làm kỹ sư điện Tuyển dụng nhân sự cấp cao Xem thêm >>>> Việc làm Điện / Điện tử / Điện lạnh

1. Đôi nét về vị trí kỹ sư điện

Kỹ sư điện là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong việc vận dụng những khía cạnh liên quan đến điện năng.

Phạm vi hoạt động của kỹ sư điện ngày nay đã mở rộng hơn rất nhiều. Nếu trước đây chủ yếu chỉ có điện dân dụng thì giờ đây, bạn có thể thấy những chức danh kỹ sư điện chuyên biệt khác như :

Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi chú trọng mô tả công việc kỹ sư điện chuyên làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp với chuyên môn thiên về điện dân dụng trong môi trường văn phòng và sản xuất kinh doanh. mo-ta-cong-viec-ky-su-dien-electrical-engineer-3 >>>> Xem thêm: Yêu cầu của một kỹ sư điện giỏi

2. Mô tả công việc kỹ sư điện (Electrical Engineer)

Mỗi doanh nghiệp sở hữu quy mô hoạt động khác nhau, tùy theo yêu cầu thực tế, nhiệm vụ của kỹ sư điện sẽ được bố trí khác nhau. Có thể mỗi người đảm nhận một lượng công việc cụ thể, cũng có thể bố trí đa nhiệm vụ cho mỗi nhân sự để có thể hỗ trợ lẫn nhau.

Bản mô tả công việc kỹ sư điện mà HRchannels chia sẻ hôm nay sẽ đề cập mọi khía cạnh chủ chốt mà ứng viên kỹ sư điện có thể phải tiếp quản tại bất cứ loại hình doanh nghiệp nào.

2.1. Công việc quản lý của kỹ sư điện

mo-ta-cong-viec-ky-su-dien-electrical-engineer-4

2.2. Công việc chuyên môn của kỹ sư điện

2.3. Công việc nghiên cứu của kỹ sư điện

Nhiệm vụ này thường chỉ áp dụng cho kỹ sư điện làm việc tại phòng nghiên cứu sản phẩm của những doanh nghiệp chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện.

mo-ta-cong-viec-ky-su-dien-electrical-engineer-5

3- Những trường có đào tạo kỹ sư điện

Để trở thành kỹ sư điện, bạn cần theo học ngành Kỹ thuật điện hoặc Kỹ thuật điện, điện tử tại các trường có đào tạo ngành này.

Sau đây là danh sách các trường có đào tạo kỹ sư điện bạn có thể lựa chọn:

+ Khu vực miền Bắc, có các trường:

Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Đại học Điện Lực.

Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội.

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Đại học Giao thông Vận tải.

Đại học Nông nghiệp Việt Nam.

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

+ Tại miền Trung có các trường:

Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Đại học Đông Á - Đà Nẵng.

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

Đại học Quy Nhơn.

Đại học Quảng Bình.

Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.

+ Tại miền Nam có các trường:

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Đại học Công nghệ TP.HCM.

Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.

Đại học Sài Gòn.

Đại học Tôn Đức Thắng.

Đại học Cần Thơ.

Đại học Quốc tế Miền Đông.

Đại học Thủ Dầu Một. mo-ta-cong-viec-ky-su-dien-electrical-engineer-2

4- Mức lương của kỹ sư điện có cao không?

Mức lương của kỹ sư điện phụ thuộc lớn vào vai trò công việc và chính sách của mỗi công ty. Tuy vậy, những kỹ sư có năng lực, thành tích làm việc xuất sắc luôn nhận được mức lương cao và nhiều đãi ngộ tốt.

Theo ghi nhận, mức lương trung bình của kỹ sư điện hiện vào khoảng 12,7 triệu/tháng. Mức lương này sẽ thay đổi tuỳ theo kinh nghiệm làm việc của kỹ sư. Cụ thể:

- Kỹ sư điện có ít hoặc chưa có kinh nghiệm, mức lương dao động từ 7 - 9 triệu/tháng.

- Kỹ sư điện có 1 - 2 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ từ 15 - 20 triệu/tháng.

- Kỹ sư điện có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, giỏi ngoại ngữ, mức lương sẽ từ 25 - 30 triệu/tháng.

5- Làm sao để trở thành kỹ sư điện giỏi?

Nếu muốn trở thành một kỹ sư điện giỏi, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

3.1- Bằng cấp

Bạn cần có bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật điện để mở ra cơ hội trở thành kỹ sư điện. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc lấy bằng thạc sĩ hoặc các chứng chỉ nâng cao khác để có thêm lợi thế trong quá trình phát triển sự nghiệp.

3.2- Kinh nghiệm

Có doanh nghiệp không đòi hỏi ứng viên kỹ sư điện phải có kinh nghiệm làm việc. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên cho những bạn có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm làm việc.

Đối với những vị trí quản lý thì yêu cầu về kinh nghiệm làm việc cũng cao hơn. Bạn cần có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm mới có thể đảm nhận vai trò quản lý trong lĩnh vực này. yêu cầu của kỹ sư cơ điện

3.3- Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn là yêu cầu tiên quyết bạn cần đáp ứng được nếu muốn trở thành kỹ sư điện. Cụ thể, bạn sẽ cần có những kiến thức sau:

- Am hiểu kiến thức về hệ thống mạch điện, có khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật hệ thống điện và thiết bị điện.

- Hiểu biết các kiến thức, kỹ năng về lập trình hệ thống điện.

- Am hiểu kiến thức pháp luật liên quan đến ngành nghề, công việc đảm nhiệm.

3.4- Kỹ năng

Ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ sư điện còn phải thành thạo các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng phân tích và tư duy logic: Công việc của kỹ sư điện thường xuyên phải xử lý những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị và hệ thống mạch điện. Vì vậy, kỹ năng phân tích và tư duy logic là điều cần thiết để bạn không phạm phải sai lầm đáng tiếc.

+ Kỹ năng tổ chức, quản lý: Khối lượng công việc lớn và phải thường xuyên làm việc cùng các bên khác nhau trong các dự án, công trình nên kỹ sư điện phải có khả năng tổ chức, quản lý công việc tốt để đảm bảo hiệu quả và tiến độ công việc.

+ Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm: Một kỹ sư điện giỏi cần biết cách phối hợp hiệu quả với những người khác. Bởi vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm thật tốt để luôn đạt hiệu quả công việc tối ưu.

Ngoài những kỹ năng kể trên thì bạn cũng cần chú ý rèn luyện những yếu tố khác để trở thành kỹ sư điện giỏi, như là tính sáng tạo, khả năng lắng nghe và tinh thần học hỏi.

5- Cơ hội việc làm kỹ sư điện

Lĩnh vực công nghệ không ngừng phát triển. Thêm vào đó là nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện trong thực tế cũng không ngừng gia tăng. Vì vậy, cơ hội việc làm kỹ sư điện ở hiện tại và cả trong tương lai đều rất rộng mở.

Theo thống kê của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, Việt Nam hiện đang thiếu nhân lực trầm trọng trong các ngành nghề về cơ khí, điện tử, điện tử viễn thông, cơ điện tử, chế tạo máy,… Tuy nhiên, số lượng nhân sự có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chỉ được khoảng 54,87%.

Vì vậy, cơ hội việc làm kỹ sư điện hiện đang có tốc độ phát triển rất tốt. Bằng chứng là ngay cả những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ có kỹ năng cơ bản cũng có thể nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.

Một ưu điểm khác là ngành điện thiên về hướng thực hành. Do đó, bạn có thể thành thạo các kỹ năng làm việc cần thiết chỉ trong thời gian ngắn. Nói cách khác, bạn sẽ có nhiều lựa chọn việc làm đa dạng để bắt đầu tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng, sau đó có thể tìm được những cơ hội việc làm tốt hơn.

Hiện tại, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất đều có định hướng phát triển các hệ thống tự động hoá và đẩy mạnh việc điều khiển hệ thống máy móc qua cơ chế tự động. Trong khi đó, công việc thiết kế hệ thống tự động lại là công việc phù hợp với kỹ sư điện tử. việc làm cho kỹ sư cơ điện

So với các ngành nghề khác thì ngành kỹ thuật điện mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn hơn hẳn. Lý do là vì ngành nghề này chú trọng vào tính ứng dụng cao.

Những cơ hội việc làm bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp kỹ sư điện vô cùng đa dạng. Điển hình là những việc sau:

- Kỹ sư điện tại công ty điện lực.

- Kỹ sư điện tại các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện.

- Kỹ sư điện tại các phòng thí nghiệm.

- Kỹ sư điện tại các cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới điện.

- Kỹ sư điện tại các đơn vị sản xuất công nghệ tự động hóa và điện tử hóa cao.

- Kỹ sư điện chuyên thi công hoặc tư vấn, thiết kế, vận hành hệ thống điện tại các công ty, nhà máy đang hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tóm lại, cơ hội việc làm cho kỹ sư ngành điện luôn rất dồi dào và không ngừng phát triển. Những bạn đang theo học ngành này cũng có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, bởi vì bạn chỉ cần nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì những vị trí việc làm tốt chắc chắn nằm trong tầm tay.

Những doanh nghiệp quy mô hoạt động lớn, mô tả công việc kỹ sư điện (Electrical Engineer) sẽ được khoanh vùng nhóm nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo sự tập trung chuyên môn cao. Đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thông thường mô tả công việc chỉ bao gồm mục 2 như HRchannels đã chia sẻ trên đây. Hy vọng qua bài viết này, các ứng viên kỹ sư về điện đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho định hướng nghề nghiệp của riêng mình. Chúc bạn thành công !

Dịch vụ headhunter- Săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/ky-su-dien-la-gi-a54710.html