Ngành Logistics là một trong những ngành nghề có mức đóng góp vào GDP lớn nhất ở nước ta hiện nay do vậy nhiều bạn quan tâm “Học ngành Logistics ở đâu?”. Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng trong ngành còn khá hiếm. Các đối tượng học sinh, sinh viên còn rất mơ hồ, không biết trường nào đào tạo logistics, ngành logistics học trường nào. Cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu rõ về ngành học này nhé!
Trước kia gần như không có trường nào có ngành học với tên “Ngành logistics”, chỉ có một số ngành học ở các trường Đại học trong đó có đào tạo mảng “Logistics” như: ngành Kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại, ngành Vận tải biển, ngành Quản trị Hải quan - ngoại thương,… vì vậy nhiều bạn không biết học ngành logistics ở trường nào.
Trong vài năm trở lại đây, ngành Logistics được ưu tiên mở rầm rộ tại các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam. Logistics cũng được coi là ngành hot nhất trong số các ngành nghề kinh tế. Trong 3 năm gần đây, điểm chuẩn ngành Logistics đứng top trong các khối ngành kinh tế, dao động từ 27-29 điểm.
Hiện nay đã có khoảng hơn 20 trường đại học tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, giúp các bạn học sinh có nhiều sự lựa chọn phù hợp với khả năng của bản thân. Chúng ta có thể biết đến ngành Logistics được đào tạo bài bản, chuyên sâu tại các trường đại học dưới đây.
STT Trường Ngành đào tạo Điểm chuẩn 1 Đại học Quốc tế Bắc Hà Ngành Quản trị kinh doanh - chuyên ngành: Quản trị chuỗi cung ứng và Logistic 16 2 Đại học Kinh tế Quốc dân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 28.2 3 Đại học Thương mại Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 27 4 Đại học Hàng Hải Kinh tế vận tải biển 25.25 Kinh tế vận tải thủy 24.25 Logistics và chuỗi cung ứng 26.25 Kinh tế ngoại thương 25.75 5 Đại học Ngoại thương Kinh tế quốc tế 28.4 Kinh doanh quốc tế 28.2 6 Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Kinh tế quốc tế 35.33 7 Học viện Ngân hàng Kinh doanh Quốc tế 26.5 8 Học viện Tài chính Hải quan và Logistics (CLC) 34.289 Đại học Giao thông Vận tải Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 25.10
Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, …Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay riêng trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 800 - 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng hơn 1500 doanh nghiệp trên cả nước.
Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển nóng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.
Cụ thể về các ngành nghề của Logistics. Logistics có thể chia làm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container…
- Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container…
- Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
- Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải hàng không
- Dịch vụ vận tải thủy nội địa
- Dịch vụ vận tải đường bộ
- Dịch vụ vận tải đường sắt
- Dịch vụ vận tải đường ống.
Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/hoc-logistics-o-dau-a54550.html