GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

Xã hội càng hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, con người đạt được nhiều thành tựu trong khám phá sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội đạt được nhiều bước tiến đem lại cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ các thành viên trong xã hội gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập và phát triển. Họ cần sự trợ giúp của những cá nhân và các tổ chức xã hội. Sự trợ giúp chuyên nghiệp sẽ đem lại kết quả bền vững, mỗi người yếu thế có thể khơi dậy được năng lực của bản thân, giúp họ có niềm tin vào chính mình, được xã hội tin tưởng vào sức mạnh thực sự của họ và hòa nhập xã hội. Đội ngũ làm công tác trợ giúp đó chính là những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp được đào tạo một cách chính quy, bài bản trên ở các trường đại học hiện nay.

Công tác xã hội là gì ?

Công tác xã hội là ngành thực hành và là lĩnh vực học thuật hoạt động chuyên môn để trợ giúp các cá nhân, nhóm hay cộng đồng phục hồi cũng như tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh của xã hội. Các công việc sẽ được thực hiện theo những nguyên tắc và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống chung của dân tộc nhằm giải quyết các nan đề trong cuộc sống của họ.

Công tác xã hội cũng được hiểu một ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai … Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội.

Mục tiêu đào tạo chung:

Đào tạo cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trình và đạo đức, có kiến thức chuyên môn thực tế vững chắc, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, kiến thức chuyên sâu về công tác xã hội; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng tự giải quyết những vấn đề của bản thân và xã hội; nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến thanh thiếu nhi, có khả năng làm việc độc lập và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu công việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

- Làm việc trong các cơ quan của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp từ Trung ương đến địa phương.

- Làm việc trong các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.

- Làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội của Nhà nước và tư nhân.

- Làm công tác xã hội tại các cơ sở quản lí nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.

- Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thôgn, xã hội, văn hoá, môi trường…tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.

- Là chuyên gia độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn về công tác xã hội.

Kiến thức được đào tạo: 120 tín chỉ, trong đó 102 tín chỉ bắt buộc, 18 tín chỉ tự chọn, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 tín chỉ), và Giáo dục quốc phòng - an ninh (8 tín chỉ).

Những kiến thức mà sinh viên ngành CTXH được đào tạo tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam:

Bạn sẽ có kiến thức chung về sự phát triển của con người ở các mặt thể chất, nhận thức và tâm lý xã hội qua các giai đoạn phát triển khác nhau, đồng thời lý giải được mối liên hệ mật thiết giữa hành vi con người và môi trường xã hội. Hiểu biết về chính sách xã hội và phân tích được sự tác động của nó thông qua hệ thống các dịch vụ xã hội nhằm giúp giải quyết các vấn đề xã hội; Kiến thức về các lý thuyết công tác xã hội căn bản cũng như các phương pháp thực hành công tác xã hội tổng quát vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng.

Bạn sẽ thành thục các kỹ năng như: kỹ năng của Công tác xã hội cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng; Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, tự điều chỉnh và giao tiếp cá nhân để thu hút sự tham gia của các hệ thống thân chủ đa dạng một cách hiệu quả; Kỹ năng quản lý lãnh đạo; Kỹ năng quản lý và xây dựng dự án Công tác xã hội; Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết xung đột; Kỹ năng tự học, tư duy độc lập …

Với thái độ nghề nghiệp chuyên nghiệp: Tôn trọng quyền con người và các giá trị cá nhân và xã hội, tôn trọng công bằng xã hội; Có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, yêu nghề, có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, có lối sống và tác phong mẫu mực của người cán bộ, nhân viên công tác xã hội; Thực hành theo Quy điều đạo đức nghề Công tác xã hội.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp được thực hiện theo các quy chế, quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau tốt nghiệp:

- Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước cùng ngành hoặc ngành gần đáp ứng được nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

- Có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động quản lý các hoạt động nghề công tác xã hội ở các cấp Bộ, ngành.

Đội ngũ giảng viên của Khoa công tác xã hội:

Lực lượng giảng viên có trình độ là thạc sĩ, tiến sĩ về lý thuyết và thực hành công tác xã hôi, có kinh nghiệm là chuyên gia trong các dự án, chương trình về công tác xã hội trên toàn quốc … Khoa công tác xã hội có mối quan hệ học thuật và hợp tác đào tạo với giảng viên của của các trường có đào tạo về công tác xã hội trong nước và quốc tế. Có mạng lưới hợp tác với các chuyên gia thực hành tại các cơ sở công tác xã hội trong cộng đồng và mạng lưới hợp tác về thực hành thực tập tại cơ sở vững chắc. Những điều kiện này đảm bảo cho công việc đào tạo sinh viên có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/nganh-cong-tac-thanh-thieu-nien-a54539.html