Đề bài
Bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
- Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:
+ Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.
+ Điều kiện, phương pháp tìm hiểu lịch sử.
+ Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu.
+ Mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
2. Sử học.
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học
- Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người.
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
Nguyên tắc cơ bản của Sử học:
- Khách quan: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học, đưa đến nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy.
- Trung thực: nhà sử học cần tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện lịch sử một cách chân thực.
- Nhân văn, tiến bộ: Sử học giúp con người hiểu rõ quá khức, rút ra quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống. Sử học cũng phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học
Các phương pháp cơ bản của sử học:
- Phương pháp lịch sử: nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể.
- Phương pháp lô-gích: nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật hiện tượng => nhận thức được bản chất, quy luật, khuynh hướng, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp lịch đại và đồng đại:
+ Lịch đại: mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện, lịch sử theo trình tự thời gian trước - sau
+ Đồng đại: mối liên hệ giữa các sự kiện nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian.
- Phương pháp liên ngành: Vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử.
d. Các nguồn sử liệu
Phân chia theo hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện.
Phân chia theo tính chất: Sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp), sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phái sinh).
Tìm hiểu, khám phá lịch sử cần các khâu:
- Xác định vấn đề cần tìm hiểu
- Chuẩn bị sử liệu, giải quyết vấn đề trên cơ sở khai thác sử liệu.
Sưu tầm sử liệu: tìm kiếm, thu thập thông tin liên quân đến đối tượng tìm hiểu.
Xử lí thông tin sử liệu: phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được.
Lời giải chi tiết
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/ly-thuyet-lich-su-10-a54423.html