Scrum là gì? Cách áp dụng mô hình Scrum hiệu quả nhất

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về triết lí Agile và một số phương pháp Agile phổ biến. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về một trong những phương pháp Agile quan trọng và được thực hành rộng rãi nhất đó là Scrum.

=> Xem thêm: Agile là gì? Tổng quan về Agile Scrum

Scrum là gì?

Scrum là một phương pháp Agile dùng cho phát triển sản phẩm, đặc biệt là phát triển phần mềm. Scrum là một khung quản lý dự án được áp dụng rất rộng rãi, từ những dự án đơn giản với một nhóm phát triển nhỏ cho đến những dự án có yêu cầu rất phức tạp với hàng trăm người tham gia, và kể cả những dự án đòi hỏi khung thời gian cố định.

Trong Scrum, công việc được thực hiện bởi Nhóm Scrum thông qua từng phân đoạn lặp liên tiếp nhau được gọi là Sprint. Để hiểu được Scrum thì cần hiểu nguyên lý của Scrum, các Vai trò, Tạo tác, Sự kiện và sự vận hành của một vòng đời Scrum.

Ba trụ cột của Scrum

Ba trụ cột (hay ba chân) của Scrum là Tính minh bạch, Sự thanh tra và Sự thích nghi. Đây chính là phần lõi của khung làm việc Scrum, thiếu bất cứ trụ cột nào trong số này đều khiến khung Scrum không còn hoạt động đúng nữa.

=> Xem thêm: Scrum là gì? Cách áp dụng mô hình Scrum hiệu quả nhất

Hai đặc điểm của Nhóm Scrum

Nhóm Scrum có 2 đặc điểm đó là tự quản (self-managing) và liên chức năng (cross-functional).

Ba vai trò trong nhóm Scrum

Trong Scrum, có ba vai trò: Product Owner, Nhà Phát triển, và Scrum Master. Tất cả hợp thành Nhóm Scrum.

Ngoài ra, dành cho các Scrum Master, Product Owner và các thành viên trong Nhóm phát triển mong muốn nâng cao kiến ​​thức và giá trị thương hiệu trong ngành! Khóa huấn luyện chứng chỉ quốc tế PSM/PSPO của Học viện Agile giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức luyện thi, tỉ lệ đỗ cao trong thời gian ngắn, với sự dẫn dắt trực tiếp của Agile Coach Nguyễn Thế Nghị.

Khóa học liên quan:

Năm sự kiện trong Scrum

Có thể nói Sprint là trái tim của Scrum và là khoảng thời gian cố định mà ở đó các Nhà Phát triển thực hiện công việc phát triển sản phẩm.

Sprint được đóng khung thời gian không dài hơn 1 tháng và thường thì không ngắn hơn một tuần. Các Sprint có độ dài như nhau và diễn ra liên tiếp nhau mà không bị gián đoạn. Sprint kết thúc khi thời gian đóng khung kết thúc, bất kể các công việc trong đó đã được hoàn thành hết hay chưa.

Là sự kiện diễn ra đầu Sprint để lên kế hoạch làm việc cho toàn bộ Sprint. Sự kiện này được chia làm 3 phần với 3 mục đích rõ ràng:

Phần 1: nhằm trả lời câu hỏi Why - “Tại sao chúng ta làm những thứ này?” - điều này được trình bày bởi Product Owner và sau đó cả nhóm sẽ thống nhất để xác định rõ Mục tiêu của Sprint (Sprint Goal)

Phần 2: trả lời cho câu hỏi What - “Chúng ta sẽ hoàn thành những gì?“. Thông qua việc trao đổi với Product Owner, các Nhà phát triển sẽ lựa chọn những hạng mục từ Product Backlog để phát triển trong Sprint hiện tại.

Phần 3: sẽ trả lời câu hỏi How - “Chúng ta sẽ làm như thế nào?“. Đối với mỗi hạng mục được lựa chọn, các Nhà phát triển sẽ lên kế hoạch các công việc cụ thể để hoàn thành được mục tiêu Sprint (Sprint Goal).

3 câu hỏi Why - What - How sẽ giúp 1 Sprint diễn ra hiệu quả và rõ ràng hơn. Các Nhà Phát triển có quyền quyết định lựa chọn những hạng mục mà mình sẽ làm, không ai được phép can thiệp và gán công việc cho nhóm, kể cả Product Owner hay các lãnh đạo khác. Kết quả của buổi Lập kế hoạch Sprint là: Mục tiêu Sprint và Sprint Backlog.

Là buổi gặp mặt ngắn 15 phút hằng ngày của tất cả các thành viên Nhóm Phát triển để thanh tra và tái lập kế hoạch cho nhóm. Để giữ đơn giản và tạo thói quen thì các buổi Scrum Hằng ngày phải diễn ra tại cùng một địa điểm vào cùng một khung thời gian. Scrum Master không bắt buộc tham dự nhưng phải đảm bảo Nhóm Phát triển đang thực hiện tốt sự kiện này.

Là sự kiện diễn ra ở cuối Sprint nhằm thanh tra và thích nghi sản phẩm đang được xây dựng. Toàn bộ Nhóm Scrum (bao gồm Product Owner, Scrum Master và Nhóm Phát triển) tham dự sự kiện này. Product Owner có thể mời thêm những người khác cùng tham gia.

Sự kiện này bao gồm 2 hoạt động chính đó là dùng thử sản phẩm và thảo luận về tình hình của sản phẩm, hướng đi tiếp theo và những điều chỉnh đối với sản phẩm nếu cần thiết. Product Backlog và Kế hoạch Phát hành có thể được điều chỉnh sau sự kiện này.

Diễn ra sau sự kiện Sơ kết Sprint nhằm thanh tra và thích nghi quy trình làm việc. Nói ngắn gọn, sự kiện này là để cải tiến cách làm việc.

Nhóm Phát triển và Scrum Master bắt buộc tham gia sự kiện này. Product Owner có thể tham gia hoặc không. Nhóm Phát triển có thể mời thêm những người khác tham dự. Kết quả của buổi làm việc này là một danh sách các thay đổi về cách làm việc được đưa vào áp dụng ngay trong Sprint tiếp theo.

Một số kỹ thuật cải tiến thường được áp dụng như “Glad, Sad, Mad”, “SpeedBoat”…

Các tạo tác trong Scrum - Scrum Artifact

Bên cạnh những khái niệm đề cập ở trên, các nhóm Scrum một khái niệm cũng thường xuyên xuất hiện trong Scrum đó là biểu đồ Burndown Chart. Đây là biểu đồ hiển thị khối lượng cần thiết còn lại để hoàn tất công việc. Burndown Chart có thể được dùng để theo dõi tiến độ của Sprint (được gọi là Sprint Burndown Chart) hoặc của cả dự án (Project Burndown Chart).

=> Xem thêm: Biểu đồ Sprint Burndown có vai trò gì trong Scrum?

Các giá trị của Scrum

Để áp dụng Scrum và tận dụng hiệu quả những lợi ích mà Scrum mang lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ theo đuổi và sống với những giá trị sau đây:

Cách áp dụng mô hình Scrum hiệu quả nhất

Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi sang Agile/Scrum nhưng không hiệu quả, thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn so với trước khi chuyển đổi, như:

Theo chia sẻ của ông Ken Schwaber - Creator of Scrum, Founder of Agile Alliance, về nguyên nhân của thực trạng này: “75% các nhóm dùng Scrum đang không nhận được giá trị vì dùng sai”. Scrum chỉ thực sự thành công khi doanh nghiệp áp dụng đúng bản chất và đồng bộ ngay từ đầu, từ nhân viên đến cấp quản lý, từ đội nhóm đến toàn thể công ty.

Đó chính là lý do Học viện Agile đã xây dựng khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) để nhóm dự án áp dụng mô hình Scrum hiệu quả nhất, với sự dẫn dắt của các giảng viên giàu kinh nghiệm.

Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.

Khóa học được thiết kế dành cho:

Khóa học sẽ giúp bạn:

Bài viết liên quan:

Khóa học liên quan:

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/scrum-a54410.html