Bạn cần được 'giải' rượu ngay để tránh sự mệt mỏi kéo dài, gây hậu quả khôn lường như mắc các bệnh lý liên quan đến gan, rối loạn tâm thần - hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày và bệnh tim mạch...
Thành phần: Gừng tươi: 08 - 12g.
Cách thực hiện: Cách giải rượu này dễ thực hiện bằng cách rửa sạch gừng tươi, sau đó thái lát mỏng và đem đun với nước uống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm ít mật ong vào nước gừng để có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa và nhanh chóng đẩy nồng độ cồn ra khỏi cơ thể.
Tác dụng: Do có tính nóng nên nước gừng có tác dụng lưu thông máu, khắc phục những cơn đau đầu, buồn nôn. Tuy nhiên, không nên áp dụng với người mắc bệnh dạ dày, vì tính cay nóng của gừng sẽ khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Liều dùng: Dùng ngay sau khi có triệu chứng say rượu, có thể dùng 1 - 2 lần/ngày.
1.2. Nước chanh
Thành phần: 1 quả chanh tươi.
Cách thực hiện: Bí quyết 'giải' rượu truyền thống này được người dân thực hiện đơn giản bằng cách rửa sạch chanh, đem thái lát/vắt chanh lấy nước cốt pha với nước. Nên cho thêm vào nước chanh ít mật ong, muối, hoặc đường giúp gia tăng hiệu quả giải rượu.
Tác dụng: Chanh có chứa nhiều axit, kết hợp với nước ấm giúp cho dạ dày hoạt động tốt hơn và giảm các triệu chứng thường gặp khi say. Ngoài ra, vitamin C trong chanh giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, cân bằng miễn dịch.
Liều lượng dùng: Dùng ngay sau khi có triệu chứng say rượu, có thể dùng 1 - 2 lần/ngày.
Lưu ý: Những người có tiền sử bệnh dạ dày, tránh dùng nước chanh để 'giải' rượu. Nên uống nước chanh lúc no bụng.
1.3. Nước sắn dây
Thành phần: Bột sắn dây 16 - 20g.
Cách thực hiện: Để thực hiện giải rượu bằng sắn dây chỉ cần pha bột sắn dây với nước lọc, có thể vắt thêm ít nước chanh để tăng hương vị giúp dễ uống hơn.
Tác dụng: Bột sắn dây vị ngọt, mát, tính bình nên không chỉ có tác dụng giải nhiệt, mà còn giúp giải rượu.
Liều lượng dùng: Dùng ngay sau khi có các triệu chứng say rượu. Dùng 1 - 2 lần.
Bên cạnh thực hiện giải rượu bằng các loại nước có ngay trong gian bếp, bạn có thể áp dụng 'giải' rượu bằng một trong món ăn sau:
2.1. Cháo trắng
Thành phần: 1 bát con gạo tẻ.
Cách làm: Nấu loãng cho nhiều nước, nấu đến nhừ cho muối, gia vị vừa đủ.
Tác dụng: Cháo trắng loãng rất dễ ăn và giúp người say rượu bổ sung lượng nước đã mất, cũng như nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo.
2.2. Cháo đậu xanh/đậu đen
Thành phần: 1 bát con gạo tẻ, 50 - 60g đậu xanh hoặc đậu đen.
Cách làm: Nấu gạo tẻ đến nhừ, hạt gạo bung ra, sau đó cho đậu xanh hoặc đậu đen đã ngâm nước sạch cho mềm vào, thêm gia vị vừa đủ. Nấu đến nhừ là dùng được.
Tác dụng: Đậu xanh, đậu đen có vị ngọt, tính hàn. Khi bị say rượu ăn bát cháo đậu xanh, đậu đen loãng giúp 'giải' rượu, giảm đi những triệu chứng cồn cào, khó chịu.
Nếu sau khi uống rượu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội, đau bụng dữ dội, khó thở, tim đập nhanh, co giật... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi, tránh để lại hậu quả khôn lường.
- Bia rượu có nồng độ cồn khác nhau nên được tính theo công thức của thể tích và nồng độ khác nhau, cụ thể:
Một đơn vị cồn (rượu) là 10g cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 lon bia 330ml, tương đương 135ml rượu vang và tương đương 30ml rượu whisky (rượu mạnh). Theo đó, nam không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ không nên uống quá 1 đơn vị cồn/ngày.
- Uống từ từ, chậm rãi giúp các cơ quan tránh được tình trạng "sốc" khi rượu vào cơ thể, nhất là niêm mạc miệng, dạ dày, gan...
- Ăn no trước khi uống. Bổ sung thêm nước lọc, nước súp, nước canh để làm loãng nồng độ cồn, giảm kích thích dạ dày.
- Không uống rượu với các loại đồ uống có đường, giải khát. Không uống rượu bia khi đang dùng thuốc như aspirin, caffeine.
- Bên cạnh những cẩn trọng khi uống rượu bia, người dân lưu ý chọn những đồ uống có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng.
- Trường hợp đã mắc bệnh lý về gan như tăng men gan, viêm gan B mạn, xơ gan cố gắng không uống rượu để tránh dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/giai-ruou-bang-gung-a54360.html