Kinh Nghiệm Tối Ưu Thức Ăn Nuôi Tôm Để Tôm Mau Lớn, Khỏe Mạnh

Dinh dưỡng chính là yếu tố giúp cho tôm tăng trưởng và đạt được kích thước tối đa để bán ra với giá trị cao. Ngoài cung cấp các loại thức ăn công nghiệp hàng ngày thì việc tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cũng không kém phần quan trọng. Vì thế mà bà con cần nghiên cứu và hiểu rõ về nhu cầu thức ăn cho tôm. Nhưng thức ăn nuôi tôm bao gồm những gì? Tất cả đều được VFT Group giải đáp qua bài viết ngày hôm nay.

Nuôi tôm cho ăn gì?

Chi phí thức ăn chiếm hơn 50% trong suốt quá trình nuôi tôm, do đó bà con nên cân nhắc kỹ càng về việc lựa chọn và quản lý thức ăn phù hợp. Nếu như việc quản lý thức ăn nuôi tôm không tốt sẽ khiến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Đồng thời còn làm gia tăng chi phí để xử lý vấn đề này. Thông thường, thức ăn cho tôm sẽ được phân thành các loại như sau:

1/ Tảo

Với môi trường nước được xử lý định kỳ sẽ là 1 liều thuốc trị phân trắng cho tôm hữu ích
Tảo khuê là thức ăn tự nhiên cho tôm giàu dinh dưỡng

Tảo là thực vật phù du và được xem là nguồn thức ăn tự nhiên khoái khẩu của tôm. Chúng không những sinh sản với tốc độ nhanh mà còn giúp bổ sung cho tôm hàm lượng dinh dưỡng cao, là nguồn thức ăn tốt nhất cho tôm từ giai đoạn 1-20 ngày tuổi. Tuy nhiên, tảo sẽ được phân loại thành tảo có lợi hoặc tảo có hại. Trong đó tảo khuê và tảo lục là loại tảo có lợi, góp phần làm thức ăn cho tôm.

Theo nghiên cứu, trong tảo chứa các nguồn dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình phát triển của tôm như:

- Hàm lượng protein trong tảo có thể lên đến 45 - 60%.

- Chứa các amino axit thiết yếu góp phần giúp tôm sinh trưởng và phát triển.

- Chứa axit béo không bão hòa cao (HUFA) n-3 có lợi cho tôm ở giai đoạn ấu trùng.

Ngược lại với các loại tảo có lợi thì trong ao còn có sự tồn tại của tảo gây hại như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Tảo là nguồn thức ăn nuôi tôm tự nhiên, nên các con tôm không thể phân biệt được đâu là tảo có lợi và có hại. Khi chúng ăn phải các loại tảo có hại sẽ gây ngộ độc và ảnh hưởng đến đường ruột. Ngoài ra, khi tảo độc phát triển quá mức còn gây nên hiện tượng tảo nở hoa, gây thiếu hụt lượng oxy trong ao khiến tôm gặp khó khăn trong việc hô hấp và tạo bùn bã hữu cơ ở đáy làm ô nhiễm nước ao nuôi.

2/ Động vật phù du

Luân trùng thức ăn nuôi tôm giúp giảm stress
Luân trùng thức ăn nuôi tôm giúp giảm stress

Động vật phù du cũng được xem là nguồn thức ăn nuôi tôm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho tôm giống cho đến tôm trưởng thành trong ao nuôi. Chúng là các loại động vật có kích thước từ nhỏ (luân trùng, chân chèo) cho đến có thể nhìn thấy bằng mắt thường như sứa và thường sống trôi nổi trong môi trường nước ao.

Đặc biệt, động vật phù du sẽ nổi lên mặt nước vào sáng sớm và ban đêm còn ban ngày sẽ chìm xuống đáy ao nuôi. Vào mùa xuân, bà con sẽ thấy chúng phát triển mạnh mẽ và nổi từng đám trên bề mặt ao. Một số loài động vật phù du phổ biến trong ao nuôi có thể được kể đến như Protozoa (động vật nguyên sinh), Rolifera (luân trùng), Moina (bo bo), Daphnia (rận nước), Cyclops (Bọ một mắt)…

Hàm lượng dinh dưỡng có trong động vật phù du sẽ bao gồm:

- Chứa hàm lượng protein lên đến 50%

- Bổ sung các loại amino axit thiết yếu hỗ trợ cho tôm phát triển.

***Lưu ý: Tại các trang trại tôm công nghệ hiện đại họ thường tiến hành nuôi cấy các loài động vật phù du vừa xử lý nước vừa làm thức ăn cho tôm. Tuy nhiên, nếu trang trại ao tôm bà con không tự nuôi cấy được thì hạn chế không nên sử dụng những động vật phù du có sẵn trong ao đất, mà hãy tiến hành xử lý diệt khuẩn những động vật phù du đó. Vì có thể chúng mang mầm bệnh như EMS gây thiệt hại lớn

3/ Thức ăn công nghiệp

Thức ăn công nghiệp là nguồn dinh dưỡng chính trong mô hình nuôi tôm thâm canh

Ngoài nguồn thức ăn nuôi tôm có trong tự nhiên ra, việc cho ăn thức ăn công nghiệp hàng ngày sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Phòng trường hợp tôm ăn không đủ chất dinh dưỡng tự nhiên trong ao và chậm lớn. Thức ăn công nghiệp thường được sản xuất và cung cấp bởi các nhà máy sản xuất với số lượng lớn. Nhưng cần lưu ý rằng không phải loại thức ăn nào cũng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Bà con cần hiểu rõ về giai đoạn của tôm nuôi trong ao mà loại thức ăn theo số cho phù hợp nhé!

Dù là loại thức ăn cho tôm nào đi chăng nữa cũng cần phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tôm như đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất… Nếu trong thức ăn công nghiệp không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất thì tỷ lệ tôm bị cong thân đục cơ sẽ rất cao.

Yếu tố để lựa chọn thức ăn nuôi tôm chất lượng

Việc bổ sung thức ăn công nghiệp cho tôm hàng ngày cần phải đảm bảo chất lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng nhằm giúp tôm hấp thụ và tăng trưởng tối đa. Vậy việc lựa chọn thức ăn cần phải xem xét đến yếu tố nào? Các tiêu chí để đánh giá thức ăn có chất lượng tốt như sau:

- Nguyên liệu chọn lọc: Các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn cần phải được nghiền nhuyễn và đảm bảo được giá trị dinh dưỡng giúp tôm hấp thụ tốt và tiêu hóa nhanh. Đặc biệt, nguyên liệu dùng để sản xuất không được chứa thành phần độc hại.

- Chất lượng dinh dưỡng: Thức ăn cho tôm cần phải cung cấp đầy đủ các chất như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

- Hương vị hấp dẫn: Hương vị cũng chính là yếu tố để kích thích tôm ăn nhiều hơn theo thời gian quy định, thông thường khoảng 2 giờ đồng hồ.

- Độ bền trong nước: Khi sản phẩm đã đáp ứng 2 tiêu chí trên, bà con cũng cần phải kiểm tra độ bền của thức ăn khi tiếp xúc với nước để tránh hiện tượng bị phân hủy (tan và vỡ vụn) trong thời gian ngắn và mất chất dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp duy trì chất lượng nước và tránh làm ô nhiễm ao nuôi.

- Đa dạng về kích cỡ: Kích cỡ thức ăn sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm, vì vậy trước khi mua bà con nên xem tôm mình đã được bao nhiêu ngày tuổi và đang có kích thước bao nhiêu.

Bà con nên chú về các thành phần dình dưỡng có trong thức ăn nuôi tôm để tôm khỏe mạnh

Cho tôm ăn mấy lần trong ngày?

Sau khi đã lựa chọn được thức ăn nuôi tôm phù hợp, bà con nên cho tôm ăn đúng cách để tránh trường hợp dư thừa thức ăn khiến ao nuôi bị ô nhiễm. Bà con áp dụng cách cho tôm ăn như sau:

- Khi tôm còn trong giai đoạn tôm giống thì bà con nên rải thức ăn cách bờ chỉ 2m do tôm còn nhỏ nên thường ăn ở gần bờ. Việc cần thiết trong giai đoạn này là bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột để tôm hấp thụ tốt thức ăn, từ đó nâng cao hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh tật tấn công. Sau từ 10 - 15 ngày, bà con tăng cường bổ sung thêm khoáng chất và vitamin vào thức ăn hàng ngày để đề phòng bệnh cong thân đục cơ trên tôm. Từ giai đoạn tháng thứ 2 trở đi, bà con có thể dựa vào nhá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Thông thường khi tôm mới thả sẽ cho ăn từ 5 - 6 lần/ngày, liều lượng sẽ giảm xuống còn 4 - 5 lần/ngày khi tôm được 30 ngày. Tuy nhiên liều lượng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với sức khỏe tôm, màu nước ao nuôi, thời tiết…

Chi tiết thời gian cho tôm ăn như sau:

+ Giai đoạn từ 0 - 10 ngày tuổi: Chia lượng thức ăn thành 2 - 3 lần/ngày ( số lượng thức ăn bằng khoảng 10 - 20% số lượng thức ăn nhà sản xuất hướng dẫn).

+ Giai đoạn từ 10 - 20 ngày tuổi: Chia lượng thức ăn thành 2 - 3 lần/ngày ( số lượng thức ăn bằng khoảng 30 - 50% số lượng thức ăn nhà sản xuất hướng dẫn).

+ Giai đoạn từ sau 20 ngày tuổi: Chia lượng thức ăn thành 4 - 5 lần/ngày vào lúc 7 giờ, 11 giờ, 13 giờ, 16 giờ, 20 giờ.

Bà con điều chỉnh lượng thức ăn theo nhá (vó), kiểm tra hàng ngày và duy trì cách cho ăn này đến lúc thu hoạch. Cữ (bữa) ăn lúc 20 giờ bằng 30% cữ (bữa) 16 giờ

Thức ăn nuôi tôm dùng cho mỗi lần ăn bao nhiêu thì tốt

Dưới đây là hướng dẫn về liều lượng sử dụng thức ăn áp dụng cho từng giống tôm khác nhau:

Tôm sú:

- Ngày đầu tiên sau khi thả giống: Cho tôm ăn với liều lượng 1,2 - 1,5kg thức ăn đối với 100.000 con giống. Tiếp theo cứ mỗi 2 ngày thì tăng liều lượng thức ăn lên 0,2 - 0,3kg đối với 100.000 con giống.

Tôm thẻ chân trắng:

- Ngày đầu tiên sau khi thả giống: Cho ăn 2,8 - 3kg thức ăn đối với 100.000 con giống.

- Trong 10 ngày đầu tiên: Mỗi ngày tăng liều lượng thức ăn thêm 0,4kg đối với 100.000 con giống.

- Trong 10 ngày tiếp theo: Mỗi ngày tăng liều lượng thức ăn thêm 0,5kg đối với 100.000 con giống.

Bằng cách tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng thức ăn như trên, bà con sẽ đảm bảo được sự tăng trưởng tốt nhất cho từng giống tôm. Tuy nhiên, bà con cũng cần phải chú ý thêm 1 số yếu tố để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp như bảng bên dưới

Hiện trạngThức ăn giảm ( % so với bình thường )Lột xác nhiều50Tảo chết50 - 70Thời tiết thay đổi60 - 80Nhiệt độ thay đổi ± 200C30Mưa lớn khi cho ănKhông cho hoặc cho 50%Thay nước50 - 80 phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độSử dụng hoá chấtNgưng một bữaNổi đầu vào sáng sớmNgưng cho ăn cả ngàyLượng thức ăn đạt số lượng cao nhất khi tôm đạt số lượng 80 con/kg là 42kg/100.000 tôm/ngày. Duy trì lượng thức ăn này trong 15 ngày sau đó giảm 10%

Một số sản phẩm phụ trợ giúp tôm lớn khỏe

Ngoài việc cung cấp lượng thức ăn bổ dưỡng thì tôm cũng giống con người chúng ta nên bổ sung men vi sinh hỗ trợ việc tiêu hóa tốt hơn cũng như cung cấp thêm vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp tôm ngăn ngừa được nhiều bệnh tật tới từ đường ruột. Hiện nay, VFT Group đang có 3 dòng men vi sinh như Mipe, Baci La, Baci Rho với công dụng tương tự. Tất cả sản phẩm có thể trộn chung với thức ăn nuôi tôm để sử dụng, không những giúp bà con tiết kiệm được thời gian mà còn có thể rút ngắn thời gian nuôi vì tôm hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất dễ phát triển, tăng size nhanh chóng.

Ngoài ra do đây là các dòng sản phẩm vi sinh nên sẽ không chứa các thành phần nguyên liệu độc hại, cũng như không phải là cám tăng trọng. Tất cả các sản phẩm đều được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành và có chứng nhận ISO rõ ràng, minh bạch. Mời bà con tham khảo qua về công dụng và cách sử dụng qua phần dưới đây nhé!

1/ Men vi sinh Mipe

Mipe là men vi sinh bổ sung vào thức ăn nuôi tôm chuyên phòng ngừa bệnh đường ruột và giúp tôm nở ruột, chắc thịt, tăng trưởng nhanh hơn. Sản phẩm bổ sung vi sinh vật đặc hiệu và 10 loại Enzyme vào thức ăn hàng ngày giúp tôm tiêu hóa nhanh hơn và hấp thụ tối đa nguồn dinh dưỡng. Ngoài ra Mipe còn ức chế cạnh tranh môi trường sống với vi khuẩn Vibrio, tác nhân gây nên bệnh phát sáng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh phân trắng…

Cách sử dụng Mipe:

- Dùng định kỳ bổ sung vào thức ăn cho tôm: Trộn 2g chế phẩm cho 1kg thức ăn và cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.

- Phòng ngừa bệnh đường ruột: Trộn 5g chế phẩm cho 1kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 5 - 7 ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng:

- Tránh sử dụng kháng sinh sau khi dùng men vi sinh. Trường hợp khi đã sử dụng kháng sinh, có thể dùng men vi sinh sau đó khoảng 2 tiếng.

- Không pha men vi sinh với nước có nhiệt độ cao vì sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong thành phần.

- Không nên trộn Mipe với các loại thức ăn có chứa chất tẩy trùng hoặc kháng sinh vì sẽ làm suy giảm hiệu quả sản phẩm.

Thông thường sẽ mất khoảng 2 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt của sản phẩm. Nhưng độ hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe tôm, môi trường ao nuôi, chất lượng nước và tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng.

2/ Men vi sinh Baci La

Men vi sinh Baci La chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn, các loại vitamin và 10 loại enzyme hữu hiệu giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất của Baci La chính là có thể phòng và hỗ trợ điều trị bệnh EHP trên tôm và một số bệnh đường ruột khác. Ngoài ra còn sở hữu các công dụng khác như tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng tỷ lệ sống và hạn chế tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân.

***Cách sử dụng Baci La:

- Dùng định kỳ bổ sung vào thức ăn nuôi tôm: Trộn 3g Baci La với 50ml nước sạch rồi phun dung dịch lên 1kg thức ăn. Để trong vòng 10 phút cho dung dịch ngâm vào thức ăn là có thể cho tôm ăn (Cho ăn 4 lần/ngày).

- Điều trị bệnh đường ruột: Trộn 10g Baci La cho 1kg thức ăn cho tôm, ngày cho ăn 4 lần/ngày và cho ăn liên tiếp trong 5 ngày. Trong trường hợp tôm bỏ ăn hay ăn ít, bà con có thể hòa 500g Baci La với 10 lít nước ao rồi tạt đều quanh ao để xử lý cho 2.000m3 nước trong khoảng thời gian từ 18 - 20 giờ, tôm sẽ hấp thụ qua mang.

***Một số lưu ý khi sử dụng Baci La:

- Nếu ao nuôi có tỷ lệ tôm nhiễm bệnh dưới 30%, nếu phát hiện sớm và dùng Baci La thì chỉ sau 2 - 3 ngày là có thể khỏi bệnh. Bà con nên sử dụng Baci La ngay từ đầu vụ nuôi để phòng ngừa tối đa trường hợp tôm nhiễm bệnh.

- Có thể dùng chung với các loại men tiêu hóa khác để giúp tôm tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Nhưng chỉ sử dụng tối thiểu 2 tuần và không được sử dụng kéo dài hơn thời gian này.

Lợi ích mua sản phẩm từ VFT Group

Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:

Tóm lại, các loại thức ăn nuôi tôm cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến tôm chậm lớn, thậm chí là dễ bệnh tật do hệ miễn dịch suy yếu. Qua bài viết này, hy vọng bà con có thể lựa chọn được nguồn thức ăn cho tôm đạt chất lượng và cách cho tôm ăn đúng cách. Bà con có thể bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ để giúp tôm hấp thụ tốt hơn. Bà con vui lòng liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT Group tư vấn sản phẩm và đặt hàng với ưu đãi siêu hời.

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

- Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

- Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

- Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/tom-an-gi-a54262.html