Đồng là gì?

Không giá trị như vàng bạc hay kim cương nhưng đồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Với nhiều ứng dụng tuyệt vời, bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về kim loại này. Eropi sẽ thay bạn thống kê những thông tin hữu ích và chia sẻ với bạn trong bài viết đồng là gì.

1. Đồng là gì ?

Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao.

Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Với bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ đặc trưng, đồng còn được biết đến là nguyên tố hóa học quan trọng trong bản tuần hoàn nguyên tố(kí hiệu là Cu).

Đồng được sử dụng phổ biến làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, đặc biệt là thành phần trong nhiều kim loại khác nhau.

Đồng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng. Cho nên từ 8000 TCN nó đã được con người sử dụng.

Vào khoảng 5000 TCN, đồng được nung chảy từ quặng, và được đúc thành khối khoảng 4000 TCN.

Kim loại và các hợp kim của nó được sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Từ thời kỳ La Mã, đồng đã được khai thác phổ biến tại Síp(tên gọi ban đầu của kim loại này là cyprium-kim loại Síp).

Hợp chất của đồng thường tồn tại dưới dạng muối đồng II, thường có màu xanh lam và xanh lục.

2. Thời đại đồ đồng

Thời đại đồ đồng bắt đầu ở Đông Nam châu Âu vào khoảng 3700-3300 TCN.

Thời đại đồ đồng bắt đầu ở Đông Nam châu Âu vào khoảng 3700-3300 TCN (phía Tây Bắc khoảng 2500 TCN). Và kết thức khi bắt đầu thời đại đồ sắt khoảng 2000-1000 TCN. Sự chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá mới và đồ đồng trước đây từng được gọi là thời kỳ đồng đá. Khi các công cụ bằng đồng được dùng cùng lúc với công cụ đồ đá.

3. Vai trò sinh học của đồng trong tự nhiên

Đồng là kim loại trung tâm của chất chuyên chở oxy hemocyanin.

Đồng là nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các loài động, thực vật bậc cao. Chúng được tìm thấy trong một số loại enzym và là kim loại trung tâm của chất chuyên chở oxy hemocyanin.

4. Tính chất vật lý của đồng

Đồng tinh khiết có màu đỏ cam và có màu lam ngọc khi tiếp xúc với không khí.

Các kim loại đồng, bạc và vàng đều nằm trong nhóm 11 của bảng tuần hoàn. Nên chúng có nhiều thuộc tính giống nhau, đặc trưng nhất là tính dẻo và dẫn điện cao.

Cùng với lưu huỳnh, vàng và đồng là một trong 3 nguyên tố có màu sắc tự nhiên khác với màu xám hay bạc. Đồng tinh khiết có màu đỏ cam và có màu lam ngọc khi tiếp xúc với không khí. Màu sắc đặc trưng của đồng có được nhờ sự chuyển tiếp electron giữa phân lớp 3d và 4s.

5. Tính chất hóa học của đồng

Đồng tạo được nhiều hợp chất khác nhau khi ở trạng thái oxy hóa +1 và +2. Khi đó chúng thường được gọi theo thứ tự là cuprous và cupric.

Đồng không phản ứng với nước, nhưng phản ứng với oxy trong không khí nhưng rất chậm, tạo thành một lớp oxit đồng màu nâu đen.

Trong trường hợp phản ứng với sulfua, ăn mòn đồng diễn ra khi đồng tiếp xúc với không khí có chứa các hợp chất sulfua.

6. Phân bố

Đồng được tìm thấy nhiều trong tự nhiên ở dạng khoáng chất hay đồng tự nhiên. Khối đồng nguyên tố lớn nhất có trọng lượng 420 tấn, được tìm thấy năm 1857 ở bán đảo Keweenaw thuộc Hòa Kỳ.

Phần lớn đồng trích xuất được trong các mỏ lộ thiên trong các khoáng sản có ít hơn 1% đồng. Chữ lượng nhiều ở mỏ Chuquicamata thuộc Chile, mỏ El Chino thuộc New Mexico. Tại Việt Nam, đồng tìm thấy nhiều ở mỏ đồng Sinh Quyền(Lào Cai).

Tham khảo thêm:

7. Một số điểm cần lưu ý

Phần lớn đồng trích xuất được trong các mỏ lộ thiên trong các khoáng sản có ít hơn 1% đồng.

Mọi hợp chất của đồng đều là những chất độc. Khi nó ở dạng bột cực dễ cháy. Chỉ cần 30g sulfat đồng có khả năng gây chết người.

Đồng trong nước với nồng độ lớn hơn 1mg/lit có thể tạo vết bẩn trên quần áo hay các đồ vật được giặt giũ trong nước đó. Nồng độ an toàn của đồng trong nước uống đối với con người dao động theo từng nguồn. Nhưng có xu hướng nằm trong khoảng 1,5 - 2 mg/lit.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/dong-la-j-a54048.html