Ngày rằm là ngày 15 âm lịch hay còn được biết là ngày Vọng. Ngày rằm có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh và văn hóa của người Việt. Vào ngày này, nhiều gia đình thường tiến hành lễ cúng để tưởng nhớ tổ tiên, tạ ơn các vị thần linh, và cầu mong sự bình an, may mắn.
Khi cúng rằm tháng 7, bạn cần lưu ý các khung giờ tốt, sắp xếp nghi lễ cúng thành tâm để bày tỏ lòng thành với Phật, tổ tiên. Khoảng thời gian gia chủ có thể chọn để dâng lễ: 7h - 9h, 9h - 11h và 13h - 15h.
Một số ngày khác cũng đẹp và có thể thực hiện cúng Rằm tháng 7 gồm:
Ngày 11/7 âm lịch (tức 14/8 dương lịch), với các khung giờ: 7h - 9h, 9h - 11h và 15h - 17h.
Ngày 12/7 âm lịch (tức 15/8 dương lịch), với các khung giờ: 7h - 9h và 13h - 15h.
Ngày 13/7 âm lịch (tức 16/8 dương lịch), với các khung giờ 5h - 7h và chiều từ 15h -17h, 17h - 19h. Tuy nhiên, người có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6 như 1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016 không thích hợp để cúng bái.
Ngày 14/7 âm lịch (tức 17/8 dương lịch) với các khung giờ: 5h - 7h, 9h - 11h và 15h-17h
Mâm lễ ngày rằm thường được chuẩn bị chu đáo với nhiều lễ vật để dâng lên gia tiên và thần linh. Các thành phần trong mâm cúng chay thường bao gồm hương, hoa, trái cây, bánh kẹo, trà, rượu, nước,...
Ngoài ra, còn có mâm cúng mặn với thịt gà, thịt lợn, hoa, hương, rượu. Việc chuẩn bị mâm lễ trang trọng và thành tâm không chỉ thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên và thần linh mà còn mang lại sự bình an, may mắn cho gia đình.
Trên đây là mẫu văn khấn ngày rằm tháng 7 năm Giáp Thìn cúng thần linh và gia tiên. Hy vọng rằng bài văn khấn này sẽ mang lại sự linh thiêng và ý nghĩa sâu sắc, giúp cho buổi lễ cúng rằm của gia đình bạn trở nên trọn vẹn hơn.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/khan-gia-tien-a53611.html