Mật ong kỵ với gì? Top 11 thực phẩm nên tránh kết hợp cùng mật ong

Mật ong hay còn gọi là bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường, phong mật, là chất làm ngọt tự nhiên đã được con người sử dụng phổ biến trên toàn thế giới hàng nghìn năm nay ngày càng được chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe nên được dùng khá rộng rãi trong một số món ăn, thức uống, các bài thuốc dân gian… Thế nhưng, có nhiều ý kiến cho rằng việc kết hợp mật ong với một số loại thực phẩm, thảo dược… có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do đó, hãy tham khảo các thông tin xoay quanh việc mật ong kỵ với gì để tránh lợi bất cập hại bạn nhé!

Trong nền cổ học Ayurveda, mật ong được gọi là “Yogavahi” vì có khả năng thâm nhập vào sâu trong các mô của cơ thể. Khi được sử dụng kết hợp với các chế phẩm thảo dược khác, mật ong giúp làm tăng công dụng của các chế phẩm này và cũng giúp chúng thâm nhập vào các mô được sâu hơn. Tuy nhiên, các nhà cổ học Ayurveda cho rằng nên thận trọng khi kết hợp mật ong với một số thực phẩm nhất định vì không phải mọi sự kết hợp đều có thể được coi là an toàn. Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Mật ong kỵ với gì? Top 11 thực phẩm nên tránh kết hợp cùng mật ong

Bạn có từng băn khoăn thắc mắc rằng không biết mật ong kỵ với những thứ gì để tránh lợi bất cập hại hay không? Nếu có, hãy dành ra ít phút tham khảo những thông tin sau:

1. Mật ong kỵ với gì? Không kết hợp mật ong với các sản phẩm làm từ đậu nành

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ đậu nành

Đậu nành là loại thực phẩm rất giàu các dưỡng chất, là nguồn cung cấp dồi dào protein thực vật, isoflavone, chất béo không bão hòa, vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức và chất xơ. Đậu nành được xem là “ đạm không chân” do lượng đạm có trong đậu nành được tính toán tương đương thịt bò. Việc sử dụng đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành rất phổ biến, đặc biệt là thay thế nguồn đạm động vật cho người ăn chay.

Thế nhưng, theo quan niệm dân gian, việc kết hợp mật ong với các sản phẩm làm từ đậu nành như sữa đậu nành, tào phớ (đậu hũ), đậu phụ… có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sự tương tác giữa các thành phần có trong đậu nành và đường trong mật ong có thể tạo thành các khối đông cứng trong dạ dày, có thể khiến người dùng đầy hơi, chậm tiêu, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Với những người có vấn đề về sức khỏe tim mạch, sự kết hợp này có thể gây ra mối đe dọa nguy hiểm. Nếu cần thiết thì bạn cần ăn 2 loại thực phẩm này cách nhau ít nhất là 4 giờ nhé!

Trong trường hợp chẳng may bạn sử dụng mật ong kết hợp với các sản phẩm chế biến từ đậu nành thì cách giải độc khi ăn đậu nành với mật ong là:

2. Mật ong kỵ bột sắn dây

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ bột sắn dây

Trong y học cổ truyền, bột sắn dây (được gọi là cát căn) là một vị thuốc tính hàn có công dụng giải nhiệt, giúp xương chắc khỏe, cải thiện quá trình trao đổi chất, cải thiện sức khỏe tiêu hóa… Do đó, người dân Việt Nam sử dụng rất rộng rãi. Theo kinh nghiệm đúc kết của ông bà xưa, việc kết hợp mật ong với bột sắn dây không tạo nên giá trị dinh dưỡng hay tác dụng dược lý nào, mà ngược lại còn có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại chưa kết luận rõ ràng về thông tin này nhưng bạn cũng nên cẩn trọng nhé! Trong trường hợp xảy ra ngộ độc, bạn cũng xử trí tương tự như đối với ngộ độc mật ong và đậu nành.

Do đó, bạn nên cẩn trọng nhé!

3. Không dùng chung mật ong với các món có cá chép

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ cá chép

Trong y học cổ truyền phương Đông, cá chép là thực phẩm mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm viêm, bảo vệ hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống các bệnh mạn tính, tốt cho mẹ bầu, là nguồn DHA dồi dào cho trẻ nhỏ…

Tuy nhiên, theo sách Nam dược tân biên, cá chép có tính hàn, còn mật ong có tính bình. Có quan niệm cho rằng việc kết hợp mật ong trong các món ăn có cá chép hoặc dùng đồng thời hai loại thực phẩm này có thể dẫn đến ngộ độc sau khi ăn. Nhiều người cho rằng việc ăn một lượng nhỏ sẽ có hại cho gan, ăn một lượng lớn hơn có thể gây ngộ độc và cần phải được chăm sóc y tế kịp thời. Nếu vô tình tiêu thụ cá chép cùng mật ong và có những biểu hiện bất ổn, bạn có thể nấu nước cam thảo hoặc đỗ đen để giải độc hoặc hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức bạn nhé!

4. Mật ong và cơm

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ cơm

Mật ong kỵ với cơm? Vâng bạn không hề đọc nhầm đâu.

Theo quan niệm dân gian, bạn cũng nên tránh việc ăn đồng thời cơm với mật ong, bởi nó có thể gây ra hiện tượng đau dạ dày ngoài ý muốn. Điều này giải thích theo Đông y thì cơm có tính hàn, mật ong thì lại có tính bình tác dụng bồi bổ kiện tỳ, nên khi kết hợp rất kỵ nhau. Người mắc bệnh đái tháo đường khi ăn cơm với mật ong cũng làm đường huyết sau ăn tăng vọt. Do đó, bạn nên chú ý nhé!

5. Mật ong kỵ cua

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ cua

Cua là một thực phẩm có hương vị thơm ngon, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với cua, các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: súp cua, chả cua, xôi cua, cua rang me, miến cua, bánh canh cua…

Theo y học cổ truyền, cua có vị mặn tính hàn. Theo quan niệm dân gian, việc dùng cua cùng mật ong có thể kích thích đường ruột, dẫn đến tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc.

Điều quan trọng là bạn cần tránh kết hợp cua với mật ong hay sử dụng chúng cùng thời điểm. Để hạn chế rủi ro khi kết hợp mật ong với các món ăn từ cua, bạn nên:

6. Mật ong kỵ với gì? Hãy tránh dùng chung với thì là

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ thì là

Rau thì (thìa là) là là loại rau gia vị không thể thiếu trong một số món ăn khá nổi tiếng như: chả cá Lã Vọng, chả mực, cá chép om dưa… Ngoài việc được dùng như một loại rau gia vị, thì là còn được dùng như một vị thảo dược để kích thích tiêu hóa, kháng viêm, lợi tiểu, lợi sữa, cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp giảm lượng đường trong máu…

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chia sẻ rằng, việc dùng mật ong với thì là có trong món ăn có thể dẫn đến tổn thương gan, sưng tấy hoặc đỏ mắt. Vì vậy, hãy thận trọng bạn nhé.

7. Mật ong và hành tây

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ hành tây

Hành tây không chỉ là một loại gia vị mà còn là một loại rau ăn củ giàu kali, selen, vitamin C và quercetin.

Theo nhiều người chia sẻ, khi kết hợp mật ong với hành tây sẽ kích thích dạ dày và có nguy cơ gây tiêu chảy. Nguyên do là bởi mật ong có đặc tính làm mát, khi kết hợp với các hợp chất có trong hành tây như axit hữu cơ và enzyme sẽ xảy ra phản ứng hóa học, sản sinh ra các chất độc hại kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng, gây tiêu chảy.

Vì vậy, hãy cân nhắc khi dùng mật ong và hành tây ở cùng thời điểm bạn nhé. Để hạn chế trường hợp kỵ nhau khi dùng 2 loại thực phẩm, bạn când lưu ý:

8. Mật ong kỵ hẹ

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ hẹ

Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc hẹ hấp mật ong có tác dụng chữa ho cho trẻ nhỏ rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, bài thuốc này chỉ nên áp dụng cho trẻ đã lớn, hệ tiêu hóa tương đối ổn định. Các bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu ớt hoặc các bé tỳ vị hư hàn hay đi ngoài sống phân thì không nên áp dụng.

Hẹ rất giàu vitamin C, khi kết hợp với mật ong có thể dẫn đến tiêu chảy. Hơn nữa, với các bé dưới 1 tuổi cần tránh cho dùng mật ong vì có nguy cơ bị ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum có trong mật ong. Nguyên do là bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu kém, chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng tạo ra đủ axit trong dạ dày để chống lại vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Do đó, các bậc cha mẹ có con nhỏ nên chú ý điều này.

9. Mật ong kỵ với gì? Hành tỏi sống

mật ong kỵ với gì? kỵ hành tỏi sống

Đây là hai thứ rất kỵ nhau do hành, tỏi tính nóng, cay tán, mật ong lại ngọt, nóng. Cay tán thì hao khí, hai thứ đối chọi với nhau tất sinh ra chứng uất nhiệt, bụng chướng. Bạn có thể xử lý khi gặp trường hợp này bằng cách uống nước cam thảo.

10. Mật ong kỵ bơ ghee

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ bơ ghee

Bơ ghee là loại bơ được dùng khá phổ biến trong nền ẩm thực Ấn Độ, Pakistan trong hàng nghìn năm đây là loại bơ ít bị hư hỏng trong thời tiết nóng bức. Bơ ghee và mật ong là hai nguyên liệu thường xuất hiện trong thành phần làm nên nhiều món ăn nhẹ như bánh quy yến mạch mật ong, bánh xốp nướng…

Tuy nhiên, các nhà cổ học Ayurvedic cho rằng, việc kết hợp bơ ghee và mật ong với lượng bằng nhau có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hại.

11. Tránh pha mật ong bằng nước sôi

mật ong kỵ với gì? Mật ong kỵ nước sôi

Chắc hẳn bạn đã biết mật ong có vị ngọt thanh lại rất giàu enzyme, các vitamin và khoáng chất. Do đó, mật ong thường được sử dụng như một chất làm ngọt cho một số món thức uống như trà, trà thảo mộc, sinh tố… để tăng thêm hương vị.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, bạn không nên pha mật ong vào nước sôi, đồ uống nóng vì sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng của mật ong.

Theo các chuyên gia, nhiệt độ nước lý tưởng để pha mật ong là từ 30 - 45 độ C. Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng đun nóng mật ong trên 60 độ C làm tăng đáng kể lượng hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) có thể gây độc cho người dùng.

Lưu ý khi bảo quản mật ong

mật ong kỵ với gì?

Mật ong kỵ với gì? Ngoài 11 thực phẩm đã nêu ở trên, có một lưu ý mà chị em nội trợ cần nhớ là không đựng mật ong trong bình kim loại. Nguyên do là bởi mật ong có tính axit yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm… ra, dẫn đến chất lượng mật ong giảm, dễ gây các vấn đề tiêu hóa sau khi dùng. Cách quản mật ong đúng cách là bạn nên trữ mật ong trong bình thủy tinh, dụng cụ bằng gốm sứ.

Hello Bacsi hi vọng rằng với những thông tin được tổng hợp trong bài, bạn đọc đã có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc “mật ong kỵ với gì?”. Để cập nhật nhiều thông tin dinh dưỡng bổ ích, hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Ăn uống lành mạnh trên Hello Bacsi bạn nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/mat-ong-ky-voi-nhung-gi-a53538.html