Cà phê chồn là một loại cà phê đặc biệt, được xếp vào trong danh sách các loại đồ uống độc đáo nhất trên thế giới. Hương vị của hạt cà phê bị biến đổi nhờ trải qua quá trình tiêu hóa hạt cà phê trong dạ dày của loài chồn, nhất là sự tác động của enzyme làm biến đổi các thành phần vốn có trong hạt cà phê.
Nếu chịu khó cảm nhận hoặc là người sành về việc thưởng thức các loại cà phê, bạn sẽ cảm nhận được hương cà phê chồn tựa như mùi khói nhưng thoang thoảng hương socola, vị hơi béo, ít chua và dễ chịu.
Cà phê chồn có tên gọi tiếng Anh là Kopi Luwak, trong đó từ “Kopi” có nghĩa là cà phê theo ngôn ngữ Indonesia, còn “Luwak” là tên của một vùng thuộc đảo Java và cũng là tên của một loài cầy sống tại đảo ấy.
Loài cầy được nhắc đến đó là cầy vòi hương (còn gọi cầy vòi đốm, cầy cọ hoặc cầy vòi mướp) phân bố rải rác trên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, người ta nuôi cầy vòi hương để sản xuất ra loại cà phê này.
Cà phê chồn được sản xuất qua một quy trình khá đặc biệt:
Sau khi chồn ăn quả cà phê, phần thịt của quả sẽ được tiêu hóa, trong khi đó phần hạt sẽ chịu sự tác động của các enzyme trong dạ dày, dẫn đến quá trình lên men tự nhiên. Lúc này, enzyme sẽ đi qua lớp vỏ trấu và thấm vào bên trong phần nhân của hạt để bẻ gãy các phân tử tạo nên hương và vị của hạt cà phê. Tiếp đó, hạt cà phê sẽ theo phân chồn đi ra ngoài và người ta thu hoạch chúng.
Đây là giai đoạn để lấy hạt cà phê ra khỏi phân chồn, đảm bảo cho hạt cà phê không còn vết bẩn hoặc mùi nào từ phân.
Hạt cà phê sau khi loại bỏ phân chồn, sẽ được rải đều và phơi nắng, giúp làm giảm độ ẩm của hạt còn khoảng 10 - 12% là được.
Lớp vỏ trấu sẽ không được tiêu hóa, giúp cho hạt cà phê tránh bị nhiễm khuẩn khi đào thải ra ngoài. Vì thế, giai đoạn này sẽ tách bỏ lớp vỏ trấu và tiến hành phân loại và đánh giá các hạt cà phê theo tiêu chuẩn khác nhau trước khi đem rang.
Đây là công đoạn quyết định hương vị và chất lượng của cà phê chồn.
Cà phê chồn của Indonesia được đánh giá ngon nhất và giá thành cũng khá cao, mỗi năm có khoảng 200kg cà phê chồn Indonesia được bán trên thị trường thế giới. Ngoài ra, số lượng sản xuất loại cà phê này của các nước khác cũng rất hạn chế. Chẳng hạn, tại Việt Nam, cà phê chồn được sản xuất tại Tây Nguyên, áp dụng quy trình sản xuất như ở Indonesia.
Giá thành dao động của cà phê chồn từ vài trăm nghìn cho đến vài chục triệu đồng mỗi ký tùy theo nguồn gốc. Cụ thể, cà phê chồn tại Trung Nguyên (cập nhật đến tháng 1/2021) trên website của họ có nhiều loại như:
CLICK xem ngay máy pha cà phê đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số máy pha cà phê nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn hiểu hơn về loại cà phê chồn là gì? Nguồn gốc quá trình và giá cà phê chồn trên thị trường ra sao.
*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ Wikipedia
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/ca-phe-con-chon-a53530.html