Sáng sớm thức dậy, bạn chợt thấy đôi mắt thâm quầng như gấu trúc. Người ta thường cho rằng quầng thâm mắt chỉ xuất hiện khi bạn mệt mỏi, làm việc nhiều hoặc thức khuya. Tuy nhiên, sự thật có đúng như vậy?
Khi biết được nguyên nhân mắt bị thâm, bạn sẽ biết cách giảm thiểu tình trạng này. Bên cạnh đó, nằm lòng những cách trị quầng thâm mắt tại nhà sẽ giúp bạn sớm thổi bay đôi mắt gấu trúc xấu xí, trả lại gương mặt tươi tắn cho ngày mới.
Biết nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách giảm quầng thâm mắt hiệu quả nhất. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất khiến bạn gặp phải tình trạng này:
Ngủ quá nhiều, quá mệt mỏi hoặc ngủ muộn hơn giờ ngủ bình thường có thể gây ra quầng thâm dưới mắt. Tình trạng thiếu ngủ có thể khiến vùng da dưới mắt trở nên tối màu và các mạch máu dưới da nổi rõ.
Việc thiếu ngủ cũng làm chất lỏng tích tụ nhiều bên dưới mắt, khiến chúng sưng húp lên. Mắt bị thâm quầng do bóng của phần mí sưng húp này gây ra.
Khi bạn già đi, da sẽ trở nên mỏng hơn, đồng thời cũng mất dần chất béo và collagen cần thiết để duy trì độ đàn hồi của da. Hậu quả là vùng da dưới mắt trở nên sẫm màu hơn.
Nhìn chăm chú vào màn hình TV hay máy tính quá lâu có thể khiến mắt bị căng thẳng. Điều này làm cho các mạch máu quanh mắt giãn ra và khiến vùng da dưới mắt thâm hơn.
Phản ứng dị ứng và khô mắt có thể gây thâm quầng mắt. Khi bị dị ứng, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra histamin để chống lại các tác nhân có hại; kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm ngứa, đỏ và sưng húp mắt. Đó là chưa kể các mạch máu giãn ra và nhìn thấy rõ hơn.
Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây quầng thâm mắt. Khi cơ thể không nhận đủ lượng nước cần thiết, vùng da bên dưới mắt của bạn sẽ bắt đầu sẫm màu và xệ xuống.
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, cơ thể sản xuất dư thừa melanin, sắc tố giúp hình thành màu sắc cho làn da. Điều này có thể khiến các vùng da trên cơ thể, bao gồm cả vùng da dưới mắt bị tối màu và tạo thành vết thâm ở mắt.
Yếu tố di truyền đóng một phần không nhỏ trong việc hình thành quầng thâm mắt. Nhiều trẻ em gặp phải tình trạng này từ khi mới sinh ra. Tình trạng này có thể tệ hơn hoặc biến mất khi bạn lớn lên.
Hãy thận trọng với mắt thâm quầng vì đôi khi đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như suy giáp (làm da khô và dày), bệnh sán lợn gạo (một bệnh do ký sinh trùng gây nên khi ăn thịt lợn nấu chưa chín, thịt lợn bị nhiễm bệnh) và các bệnh về gan.
Hơn nữa, cần phải phân biệt giữa quầng thâm mắt và mắt bầm tím do các mô xung quanh bị sưng. Mắt bầm tím thường không đáng lo nhưng bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu thấy một bên mắt xuất hiện vết thâm sưng kéo dài hoài không hết.
Xem thêm >> 10 thói quen xấu gây thâm mắt
Muốn xóa quầng thâm mắt vĩnh viễn, bạn phải xác định được trường hợp của mình là do nguyên nhân nào gây nên và xử lý chúng. Tuy vậy, nhiều tình huống phát sinh trong cuộc sống đôi lúc vẫn khiến chúng ta phải đối diện với tình trạng mắt thâm quầng xấu xí. Lúc này, cách làm hết thâm quầng mắt sau 1 đêm sẽ là cứu cánh cho bạn đó nhé!
Đắp túi trà lạnh lên mắt có thể cải thiện tình trạng mắt thâm quầng. Trong trà có chứa các chất chống oxy hóa giúp kích thích lưu thông máu, thu nhỏ mạch máu và giảm tích nước bên dưới da.
Bạn có thể ngâm hai túi trà đen hoặc trà xanh trong nước nóng 5 phút, sau đó làm lạnh trong tủ lạnh từ 15 - 20 phút. Khi đã lạnh, bạn đắp hai túi trà lên mắt trong 10 - 20 phút. Cuối cùng, rửa sạch mắt bằng nước.
Chườm lạnh rất hữu hiệu trong việc giảm sưng và thu nhỏ các mạch máu bị giãn. Điều này làm giảm sự xuất hiện của bọng mắt và giúp loại bỏ vết thâm. Bạn có thể cho một vài viên đá vào khăn sạch hoặc ngâm khăn vào nước lạnh và chườm lên mắt trong 20 phút.
Bạn nên ngủ từ 7 - 8 tiếng một ngày để hạn chế mắt thâm quầng.
Đôi khi cách ngủ của bạn cũng có thể góp phần dẫn đến tình trạng này. Bạn hãy kê một chiếc gối sau đầu khi ngủ để ngăn chất lỏng tích tụ dưới mắt khiến mắt bị sưng.
Bạn có thể sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da mắt, các loại kem trị thâm quầng mắt và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tạm biệt tình trạng này nhé.
Quầng thâm mắt tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nhưng lại khiến cho bạn mất tự tin vào vẻ ngoài và không tạo ấn tượng tốt với người đối diện. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên tệ hơn nhé.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/cach-giam-quang-tham-mat-a52858.html