Các mẫu câu bắt chuyện với người nước ngoài

Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc hoặc du lịch không còn là chuyện quá xa lạ. Đó cũng là cơ hội tuyệt vời để chúng ta luyện tập khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy bạn đã biết cách bắt chuyện và duy trì một cuộc hội thoại với người nước ngoài một cách tự nhiên nhất chưa? Bạn đang cần tìm gia sư tiếng anh cho người đi làm để bổ sung kĩ năng nói? Aroma luôn sẵn sàng giúp bạn điều đó. Trước tiên hãy làm quen với một số mẫu câu cơ bản nhé:

I. Các mẫu câu bắt chuyện với người nước ngoài

  1. Mẫu câu chào hỏi
STTTiếng AnhTiếng Việt
  1. Mẫu câu hỏi thông tin cơ bản:

Dưới đây là những câu hỏi đơn giản và thông dụng nhất để các bạn có được thông tin cơ bản về một người nào đó trong lần đầu nói chuyện:

STTTiếng AnhTiếng Việt

3. Mẫu câu duy trì cuộc hội thoại:

Bạn đã làm quen xong, nhưng lại không biết nói gì tiếp theo? Những mẫu câu dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số chủ đề dễ nói chuyện để duy trì cuộc hội thoại nhé:

STTTiếng AnhTiếng Việt

4. Mẫu câu khen ngợi, tạo thiện cảm

Trong giao tiếp, các lời đáp lại luôn cần thiết để người đối diện cảm thấy bạn vẫn đang “in conversation” và lắng nghe những gì họ chia sẻ. Một số cách đáp lại khéo léo và thân thiện:

STTTiếng AnhTiếng Việt

5. Tìm những điểm, sở thích giống nhau giữa bản thân và người đó

Khi giao tiếp, tìm những điểm chung và sở thích giống nhau giữa bản thân và người đó có thể sẽ là một chủ đề thú vị để duy trì để cuộc trò chuyện. Một số mẫu câu để hỏi về sở thích như sau:

STTTiếng AnhTiếng Việt

6. Mẫu câu chào tạm biệt

Khi chào tạm biệt đối phương, hãy để lại những ấn tượng tốt đẹp qua những mẫu câu sau:

STTTiếng AnhTiếng Việt

II. Một số mẹo khi giao tiếp với người nước ngoài

một-số-mẹo-giao-tiếp-với-người-nước-ngoài

Mẹo 1: Bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản mà ai cũng phải trả lời.

Khi bắt chuyện với người lạ bình thường, dùng tiếng Việt thôi đã ối người ngại rồi, chứ đừng nói tới việc bắt chuyện với người nước ngoài. Thực ra cái ngại ở đây chính là do nỗi sợ bị từ chối. Vì thế, mà bạn cần tìm ra những câu hỏi mà sau khi hỏi xong, sẽ không ai nỡ lòng từ chối bạn cả. Một trong những câu hỏi đơn giản nhất, hiệu quả nhất, mà bạn có thể dùng để bắt chuyện với người nước ngoài, thậm chí cả… người Việt Nam. Đó là một câu hỏi:

“Excuse me, can you speak English?”

(Xin lỗi, bạn nói tiếng Anh được không?)

Bạn có thể nghĩ tới một vài câu hỏi Yes/No question khác như “Hello, can we talk?” hay “Hi, do you want to talk with me?” nhưng hầu hết những câu hỏi này đều không an toàn. Đơn giản là vì họ chưa biết bạn là ai mà đã muốn nói chuyện, nên khả năng từ chối rất cao. Còn câu hỏi thần thánh bên trên thì rất hiệu quả, tại sao?

Nếu họ nói “Yes”, hoặc “A little bit” thì bạn có thể tiếp tục trò chuyện. Còn nếu họ say “No” hoặc lắc đầu thì bạn nói “Thank You” và đi tiếp thôi. Đừng ngại, vì bạn sẽ chẳng bao giờ gặp lại họ nữa, và do họ không biết tiếng Anh nên cũng chẳng phải là đối tượng có thể giúp ích cho bạn.

Do vậy lần tới khi thấy người nước ngoài, hãy nhớ cách bắt chuyện đơn giản nhất đó là bạn nhìn họ, mỉm cười một cái. Và khi thấy họ cười lại, hãy tiến tới và hỏi, “Excuse me, can you speak English?”

Mẹo nhỏ: Nếu bạn chưa tự tin lắm thì có thể rủ một người bạn có cùng mong muốn và đi theo cặp. Bạn sẽ không chỉ tự tin hơn vì có thể hỗ trợ lẫn nhau khi bí ý tưởng, mà đi hai người sẽ giống một câu lạc bộ tiếng Anh hơn là bạn đi một mình. Hơn nữa, nếu không có tây nào để bắt chuyện, thì hai người có thể tự tập nói tiếng Anh với nhau, và có khi Tây sẽ tự tới bắt chuyện với bạn!

Mẹo 2: Giới thiệu nhanh và nói rõ mục đích tốt đẹp của bạn ngay từ đầu

Khi một người tiếp cận bạn mà hỏi rằng bạn có biết tiếng Anh không, theo phản xạ bạn sẽ làm gì? Nếu biết tiếng Anh, thì đây là cơ hội để bạn “thể hiện”, còn nếu không biết thì sẽ mất cơ hội. Vậy nên hầu hết mọi người sẽ trả lời “Yes”, hoặc là một câu hỏi khác như “What’s for?” (để làm gì).

Câu hỏi “What’s for?” đó họ có thể không nói, nhưng kiểu gì cũng sẽ xuất hiện trong đầu họ. Vì khi một người lạ tiếp cận bạn, chắc chắn bạn sẽ dè chừng nếu không rõ ý định của họ đúng không? Vì thế ở bước này, bạn cần giới thiệu thật nhanh, và nói rõ mục đích tốt đẹp của bạn càng sớm càng tốt.

“Hi, I’m Phuong, from an English Club. Can you help me practice English for one minute?”

(Chào bạn, tôi là Phương, tới từ một CLB tiếng Anh. Bạn có thể giúp tôi luyện nói tiếng Anh 1 phút được không?)

Từ khóa “help” và “one minute” rất quan trọng. Bản năng của con người là luôn muốn giúp đỡ ai đó, và cũng chỉ có 1 phút thôi mà. Do vậy nếu bạn làm đúng kịch bản, và họ không có bận rộn gì lúc đó (nên bạn phải quan sát kỹ), thì 99% họ sẽ đồng ý. Sau đó bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện.

Nếu bạn lắng nghe chăm chú, bắt từ khóa, và đặt câu hỏi mở thì 1 phút sẽ trở thành 10 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ đấy.

Mẹo 3: Bỏ qua những chủ đề giao tiếp “xưa như trái đất”

Với nhiều người, thế giới chỉ có hai loại: Người Việt Nam và người nước ngoài, nhưng sự thật là có hàng trăm quốc gia khác nhau.

Vì vậy, hãy nói chuyện với người nước ngoài như những người bạn bình thường, đừng xem họ là “đối tượng” để luyện giao tiếp tiếng Anh, đó là lý do tôi luôn phản đối khái niệm “săn tây”.

Nếu là tôi, tôi sẽ phát ngán nếu phải trả lời cùng một câu hỏi hàng trăm lần. Những “chủ đề” nhàm chán ở các lớp Anh Ngữ dạng như “What’s your name?” hay “How long you have been in Việt Nam?”, thậm chí tệ hơn là “what are your hobbies?”, “what do you do?”

Mẹo 4: Nhắc lại câu họ vừa nói

Khi nói chuyện với người nước ngoài, nhắc lại câu họ vừa nói là một trong những cách giúp hiểu rõ hơn nội dung của cuộc trò chuyện và tránh hiểu lầm do sự khác biệt về ngôn ngữ, phong cách diễn đạt hay ngữ cảnh giao tiếp. Điều này cũng giúp thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tác trò chuyện, bởi vì việc nhắc lại câu họ vừa nói cho thấy bạn đang lắng nghe và muốn hiểu rõ hơn về ý kiến của họ. Ví dụ:

Sau khi nhắc lại câu trả lời, chúng ta có thể hỏi tiếp từ chính thông tin trong câu trả lời đó. Ví dụ như sau:

Mẹo 5: Bắt chuyện dựa tình huống giao tiếp thực tế

Nếu thấy họ đang dẫn chó đi dạo, hãy gợi ý người nước ngoài nói chuyện về pet của họ, sau đó dẫn câu chuyện trôi chảy tự nhiên từ chủ đề này sang chủ đề khác.

Nếu người nước ngoài đội mũ, hãy hỏi “Where did you buy this hat? It’s beautiful.”, có thể bạn sẽ có một cuộc trò chuyện dài về mũ, hoặc một số chủ đề khác sẽ xuất hiện, ví dụ bạn nhận ra cả hai đều thích nhạc Rock, câu cá…

Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh về nguyên tắc nói chuyện với người nước ngoài: “Không ai muốn cùng một cuộc trò chuyện hết lần này đến lần khác, chỉ vì họ là người nước ngoài. Họ muốn nói chuyện với người quan tâm mình như một người bạn”.

Mẹo 6: Tránh nói chuyện về những chủ đề nhạy cảm

“Where you come from?” là một trong số những câu bạn nên hỏi khi bắt nói chuyện với người khác.

Bạn nên tránh hỏi những câu hỏi riêng tư, nhạy cảm, chủ đề về chính trị hoặc cấm kị đối với văn hóa của họ.

Ví dụ:

Người Thụy Điển không chia sẻ về cuộc sống gia đình, thu nhập và địa vị với người lạ, trừ khi họ thực sự tin tưởng bạn.

Khi nói chuyện với người nước ngoài đến từ Ả Rập, tuyệt đối không nói về chính trị (quốc gia này đang đối mặt với xung đột chính trị) và những điều xui xẻo (bạn sẽ tìm thấy một danh sách dài những thứ mà họ cho là xui xẻo trên internet).

Trên đây là một vài mẫu câu bắt chuyện với người nước ngoài để các bạn áp dụng trong những lần đầu. Nhưng càng tập giao tiếp với người nước ngoài nhiều, bạn sẽ luyện khả năng phản xạ trong lời nói và chắc chắn sẽ có những cuộc hội thoại thú vị hơn rất nhiều! Các lớp học gia sư tiếng anh cho người đi làm của Aroma sẽ giúp bạn học và thực hành những mẫu câu dạng này một cách hiệu quả nhất!

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/mot-so-cau-hoi-de-hoi-nguoi-nuoc-ngoai-a52767.html