Chu kỳ hoạt động của tim

1. Tổng quan về chu kỳ hoạt động của tim?

Hệ thống tuần hoàn gồm tim mạch và mạch máu có chức năng đảm bảo cho máu lưu thông liên tục để thực hiện các chức năng của mình. Nếu ngừng tuần hoàn thì tính mạng sễ bị đe doạ, ngừng quá bốn phút thì tế bào não bị tổn thương không hồi phục.

Trông hệ thống tuần hoàn tim là động lực chính, hút máu từ tĩnh mạch và bơm máu vào trong động mạch. Động mạch đưa máu từ tim đến mô. Tĩnh mạch dẫn máu từ mô đến tim.

Chu kỳ hoạt động của tim gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định, tạo nên chu kỳ hoạt động của tim, hay còn gọi là chu chuyển tim.

Chu kỳ hoạt động của tim

Người bình thường có tần số tim là 75 lần/phút thì thời gian của một chu kỳ tim là 0.8 giây.

Chu kỳ tim gồm ba giai đoạn chính là:

2. Các gia đoạn của chu kỳ hoạt động tim?

2.1 Giai đoạn nhĩ thu

Đây là giai đoạn tâm nhĩ co làm áp suất trong tâm nhĩ tăng lên, cao hơn trong tâm thất. Lúc này van nhĩ thất đang mở và máu sẽ được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Tâm nhĩ thu có tác dụng đẩy nốt lượng máu khoảng 35% so với tổng lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất trong một chu kỳ tim. Thời gian tâm nhĩ thu là 0.10 giây.

Sau giai đoạn tâm nhĩ thu thì tâm nhĩ sẽ giãn 1 ra trong suốt thời gian còn lại của chu kỳ tim. Máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ở giai đoạn này làm cho áp suất tâm thất cũng tăng len trong thời gian tâm nhĩ thu.

2.2 Giai đoạn tâm thất thu

Đây là giai đoạn tâm thất có lại, bắt đầu sau giai đoạn tâm nhĩ thu. Thời gian tâm thấ thu là 0.3 giây và được chia thành hai thời kỳ

Thời kỳ tăng áp: Cơ tâm thất co làm áp suất trong tâm thất tăng lên cao hơn áp suất trong tâm nhĩ, làm cho van nhĩ thất đóng lại và lồi lên về phía tâm nhĩ làm áp suất trong tâm nhĩ cũng tăng lên lúc này. Nhưng trong thời kỳ này áp suất trong tâm thất vẫn nhỏ hơn áp suất trong trong động mạch nên van động mạch chưa mở ra nên máu trong tâm thất chưa thoát ra được. Ở thời kỳ nãy áp suất của tâm thất tăng rất nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn 0.05 giây.

Thời kỳ tống máu: Vào cuối thời kỳ tăng áp thì áp suất của tâm thất trở nên cao hơn áp suất trong động mạch chủ và động mạch phổi làm vân động mạch chủ mở ra, máu ở tâm thất phun vào động mạch. Lúc này tâm thất vẫn đang tiếp tục co bóp, thời gian cùa thời kỳ tống máu là 0.25 giây.

Thời kỳ tống máu được chia thành hai gia đoạn là:

Tuy thành tâm thất dày hơn tâm thất phải là lực co bóp của tâm thất trái cũng mạnh hơn tâm thất phải nhưng sức cản của vòng tuần hoàn nhỏ thấp vòng tuần hoàn lớn nên mỗi lần tâm thất co bóp thì cả hai bên trái phải đều tống vào động mạch chủ và động mạch phổi một thể tích gần như bằng nhau.

2.3 Giai đoạn tâm trương toàn bộ

Sau giai đoạn tâm thất thu, tâm thất bắt đầu giãn ra trong lúc đó tâm nhĩ vẫn đang giãn, đây là giai đoạn tâm trương toàn bộ.

Tâm thất giãn ra thì áp suất trong tâm thất giảm xuống và thấp hơn áp suất trong động mạch làm cho van động mạch đóng lại.

Tâm thất tiếp tục giãn là thể tích tim không thay đổi vì lúc này van động mạch đã đóng và van nhĩ thất chưa mở nên máu chưa thoát đi đâu được. Sau đó áp suất trong tâm thất giảm nhanh và thấp hơn tâm nhĩ làm máu được hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất theo hai thì:

Giai đoạn tâm trương toàn bộ dài 0.4 giây, đây là thời gian cho máu khoảng 65% từ tâm nhĩ xuống tâm thất trong chu kỳ tim. Và gia đoạn này tâm nhĩ vẫn đang giãn và áp suất cũng giảm theo tâm thất.

Kết thúc gia đoạn này, tâm thất vẫn tiếp tục giãn thêm 0.1 giây trong khi tâm nhĩ bắt đầu co mở đầu cho chu kỳ tim mới

3. Các bệnh liên quan đến chu kỳ hoạt động của tim

Chu kỳ hoạt động của tim là một quá trình phức tạp và tất cả các bệnh lý có liên quan đến tim đều ảnh hưởng đến chu kỳ này. Các bệnh về chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:

3.1 Rối loạn nhịp tim

Đây là tình trạng mà nhịp tim không đều, quá nhanh hoặc quá chậm. Các triệu chứng bao gồm tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở và đau ngực. Các nguyên nhân có thể bao gồm bệnh lý tim, tăng huyết áp, bệnh lý tuyến giáp và sử dụng thuốc.

3.2 Bệnh nhĩ - thất

Đây là tình trạng mà tim không thể hoạt động đúng chu kỳ do một số vấn đề về nhĩ- thất. Các triệu chứng bao gồm đau ngực, mệt mỏi, khó thở và chóng mặt. Nguyên nhân có thể bao gồm bệnh lý van tim, viêm tim mạn tính, vàng da và tăng áp lực trong tĩnh mạch.

3.3 Bệnh van tim

Đây là tình trạng mà van trong tim không hoạt động đúng chu kỳ, làm giảm khả năng đẩy máu ra ngoài cơ thể. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau ngực, khó thở và chóng mặt. Nguyên nhân bao gồm viêm van tim, bệnh lý van tim và vôi hóa van tim.

3.4 Bệnh tăng huyết áp

Đây là tình trạng mà áp lực máu trong mạch máu tăng cao, gây ra căng thẳng cho tim. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, mệt mỏi và đau ngực. Nguyên nhân bao gồm thói quen ăn uống không tốt, thiếu hoạt động thể chất và yếu tố di truyền.

3.5 Bệnh lý cơ tim

Đây là tình trạng mà cơ tim bị suy yếu, không thể hoạt động đúng chu kỳ. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, khó thở và đau ngực. Nguyên nhân bao gồm viêm tim, tăng huyết áp và sử dụng thuốc.

Những bệnh lý này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của cơ thể, vì vậy nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tim, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Chu kỳ hoạt động của tim cứ lặp lại ba giai đoạn này và tống máu đi nuôi cơ thể. Nếu bất thường một trong ba giai đoạn này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu của tim, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/thu-tu-nao-sau-day-dung-voi-chu-ki-hoat-dong-cua-tim-a52603.html