Sơ đồ Tử Cấm Thành và những điểm đến chính khi tham quan

Cố Cung - Tử Cấm Thành (tiếng Anh The Forbidden City) được xem là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Hiểu biết về sơ đồ Tử Cấm Thành và những điểm đến chính khi tham quan Cố Cung Bắc Kinh trong tour du lịch Tử Cấm Thành sẽ rất hữu ích với những bạn lần đầu du lịch Bắc Kinh Trung Quốc đó!

1. Vài nét tổng quan về Tử Cấm Thành Bắc Kinh

Tử Cấm Thành tiếng Anh là The Forbidden City, ngày nay còn được gọi là Cố Cung ((故宮). Xưa kia, hoàng đế tự xưng là “Thiên Tử” (Con trời). Các sách cổ thường gọi cung của Thiên đế trên trời là Tử Cung hay Tử Vi Cung. “Tử” ở đây nghĩa là màu tím, vậy nơi ở con trời cũng là “Tử”. Nơi ở của Hoàng đế thì dân thường bị “Cấm” không được vào. Vậy nên nơi ở của hoàng đế được gọi là “Tử Cấm Thành”.

Vị trí Tử Cấm Thành tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh, phía trong của quảng trường Thiên An Môn và lăng chủ tịch Mao.

Tử Cấm Thành - Công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm giá trị lịch sử của Trung Quốc

Xuyên suốt quá trình lịch sử Tử Cấm Thành đã trải qua 24 triều vua chúa từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm thành được khởi công vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc - vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh, và là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc (tức là năm 1406), và hoàn thành sau 14 năm (tức là năm 1420).

Tử Cấm Thành là trung tâm chính trị trong giai đoạn cuối của phong kiến ​​Trung Quốc, được xây dựng giữa năm 1406, chứng kiến sự thăng trầm qua 14 đời vua nhà Minh và 10 vị vua nhà Thanh.

2. Công trình kiến trúc nghệ thuật cao của Bắc Kinh, Trung Quốc

Quy mô cung điện lớn nhất thế giới

Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc hoành tráng, bày biện sang trọng của Cố Cung đều thuộc loại hiếm có trên thế giới. Diện tích Cố Cung hơn 20.000 m2, chiều dài nam - bắc gần 1.000 m, chiều đông - tây rộng 800 m, xung quanh có tường thành cao hơn 10 mét bao bọc, bên ngoài bức tường có sông hộ thành rộng hơn 50 mét.

Nghệ thuật kiến trúc của Cố cung Bắc Kinh

Kiến trúc đối xứng Nam - Bắc

Đại diện cho quyền lực tối cao của Hoàng đế - trung tâm của quốc gia, tất cả cổng và các sảnh quan trọng của Tử Cấm Thành được bố trí đối xứng trên một trục trung tâm dọc từ hướng Bắc xuống Nam.

Màu sắc hoàng gia

Đỏ và vàng - 2 màu chủ đạo ở Tử Cấm Thành. Trong triều đại nhà Minh và Thanh, màu vàng là biểu tượng quyền lực tối cao và chỉ được sử dụng bởi hoàng tộc còn màu đỏ là màu của may mắn và hạnh phúc. Bởi vậy, vàng và đỏ là màu sắc chủ đạo ở Tử Cấm Thành.

Kiến trúc đặc trưng độc đáo của Trung Hoa xưa

Các bức tường, cột trụ, cửa ra vào hầu hết được sơn màu đỏ và mái đều lợp ngói tráng men màu vàng, tạo ra một bức tranh hài hòa, sống động.

Linh vật

Hai bên sườn của lối đi lên cung điện hoặc trên nóc mỗi toà nhà là dãy linh vật. Linh vật càng nhiều, chứng tỏ cung điện này rất quan trọng và ngược lại.

Ở Tử Cấm Thành có rất nhiều linh vậtỞ Tử Cấm Thành có rất nhiều linh vật (Ảnh: vtv.vn)

Khớp nối

Các bộ phận khớp nối nhô ra trong kiến trúc Tử Cấm Thành được gọi là mộng, phần lõm vào gọi là lỗ mộng. Các mối ghép mộng và mộng có hình dạng khác nhau tạo ra các lực khác nhau để giữ cho công trình ổn định.

khớp nối ở tử cấm thành(Ảnh: Sưu tầm)

Có ba loại mối ghép phổ biến đó là: Mối ghép thẳng, mối ghép xuyên và mối ghép đôi. Các loại mối ghép được sử dụng linh hoạt dựa theo yêu cầu và độ phù hợp của công trình kiến trúc.

Mái “Thiên hoa”

Thiên hoa là thuật ngữ chung cho các mái nhà tại Tử Cấm Thành vào thời nhà Thanh. Trần nhà sẽ được dựng lên từ các thanh gỗ xen kẽ vào nhau, sau đó khảm các khối ô vào khe hở và vẽ rồng, phượng trên các tấm ván theo các cấp độ kiến trúc khác nhau.

Mái "Thiên Hoa" được làm tỉ mỉ, tinh xảoMái "Thiên Hoa" được làm tỉ mỉ, tinh xảo (Ảnh: Báo Lao Động)

Cách phiến

Cách phiến là từ được sử dụng để chỉ những chiếc vách quạt ngăn cách không gian trong nhà và có cấu tạo gồm 4, 6 hoặc 12 quạt tùy theo diện tích của không gian. Những chiếc phiến trong cung điện nhà Thanh đắt tiền về chất liệu và sự khéo léo tinh xảo, đồng thời chúng cũng là một yếu tố quan trọng của trang trí nội thất.

Hoành phi tâm

Là một phần nằm phía trên vách ngăn trong nhà, các bức hoành nhỏ thường được trang trí bằng thư pháp, hội họa.

hoành phi tâm tử cấm thành(Ảnh: Sưu tầm)

Các kiện nhỏ bằng kim loại

Trong các công trình kiến​​ trúc bằng gỗ của Tử Cấm Thành, các linh kiện kim loại đóng vai trò lớn trong việc chống trơn trượt, kết nối và trang trí.

các kiện nhỏ bằng kim loại ở tử cấm thành(Ảnh: Sưu tầm)

Ta có thể bắt gặp các linh kiện này ở phần mỏ, ngón của các linh vật, để thể hiện sự uy nghiêm của các hoàng đế. Phần đinh tán cửa để gia cố cho chắc chắn hơn.

3. Bản đồ Tử Cấm Thành và những điểm đến chính

Theo tài liệu lịch sử, các cung trong Tử Cấm Thành được chia làm 2 phần: Ngoại đình (còn gọi là Tiền triều) là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm các quần thể kiến trúc lớn như Thái Hòa Điện, Trung Hòa Điện và Bảo Hòa Điện.

Trong khi đó, Nội đình (còn gọi là Hậu cung) là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày.

Sơ đồ Tử Cấm ThànhSơ đồ Tử Cấm Thành

Nội đình tam cung (Hậu cung) gồm có Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện và Khôn Ninh Cung. Sách Thanh Cung sử có ghi, các cung điện nội đình đều tượng trưng cho sự phối hợp trời đất, nhật nguyệt.

Càn Thanh và Khôn Ninh, tượng trưng cho trời và đất, Giao Thái ở giữa tượng trưng cho sự giao hòa.

Cận cảnh ngai vàng trong Càn Thanh CungCận cảnh ngai vàng trong Càn Thanh Cung

Trên ngai vàng trong Càn Thanh Cung có treo một tấm biển với dòng chữ Chính Đại Quang Minh, là ngự bút của Hoàng đế Thuận Trị với ý nghĩa: "Con người làm việc gì cũng phải đàng hoàng, trung thực, hợp với khuôn phép".

Càn Thanh Cung được xem là tẩm cung của vua và Hoàng hậu. Thời Khang Hi, đây là nơi giải quyết những việc lớn của Hoàng đế.

Sau này đến thời Ung Chính, vua chuyển đến Dưỡng Tâm điện ở để tỏ lòng tôn kính Khang Hi, nhưng vẫn tiếp kiến các đại thần ở đây. Dưỡng Tâm điện không nằm ở trục giữa của Tử Cấm Thành mà nằm ở phía Tây nội đình, vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu.

Giao Thái Điện, nơi cất giữ 25 bảo ấn mà vua Càn Long đã sưu tầm.Giao Thái Điện, nơi cất giữ 25 bảo ấn mà vua Càn Long đã sưu tầm.

Giao Thái Điện được thiết kế theo ý tưởng hòa hợp giữa vua và Hoàng hậu. Đây cũng là nơi cất giữ 25 bảo ấn mà vua Càn Long đã sưu tầm được, bên cạnh đó đây cũng là nơi Hoàng hậu tiếp đón Hoàng thân quốc thích.

Một góc trong Khôn Ninh Cung.Một góc trong Khôn Ninh Cung.

Khôn Ninh Cung vào thời Minh là nơi ở Hoàng hậu. Về sau đến đời nhà Thanh, nơi này được sửa lại theo kiến trúc của Mãn Thanh, chia cung làm hai phần Tây Noãn Thành để tế thần, và Đông Noãn Thành là nơi để vua gặp Hoàng hậu sau lễ cưới.

Các đời Khang Hi, Đồng Trị, Quang Tự đều cử hành hôn lễ tại đây.

Ngoài ra còn có, Từ Ninh Cung nằm ở phía Tây Nam Dưỡng Tâm Điện, là nơi ở của Hoàng hậu và phi tần của các đời vua trước. Phía Tây Từ Ninh Cung là Thọ Khang Cung, được xây dựng từ thời Ung Chính cũng là nơi ở của Hoàng hậu và các phi tần của các đời vua trước.

Phía Đông Nam Hậu cung có Ninh Thọ Cung là cung điện được xây dựng bởi vua Càn Long. Đây là nơi ở của vua Càn Long sau khi thoái vị cũng là mô hình thu nhỏ của Tử Cấm Thành.

Phía sau cùng Hậu cung là Ngự Hoa Viên, tức Vườn thượng uyển, đây là nơi duy nhất trong Tử Cấm Thành có cây cối. Khâm An Điện là tòa kiến trúc trung tâm, là nơi thờ cúng thần linh.

Nổi tiếng nhất trong hàng loạt công trình đế vương là cụm 72 phi tần tam cung lục viện bao gồm Hậu tam cung ở giữa, hai bên tả hữu là Tây Lục Cung, Đông Lục Cung và 60 cung điện khác, tất cả là 72 tòa lâu đài.

Từ thời Ung Chính, Hoàng hậu sẽ chọn 1 trong 12 cung thuộc Tây Lục Cung và Đông Lục Cung để ở, đây còn là nơi sinh sống của Hoàng hậu, phi tần, Hoàng tử, Hoàng tôn và hàng ngàn cung nữ.

Sơ đồ Hậu cung, gồm Hậu tam cung ở giữa, phía Tây Lục Cung (từ 1-6), phía Đông Lục Cung (từ 7-12).Sơ đồ Hậu cung, gồm Hậu tam cung ở giữa, phía Tây Lục Cung (từ 1-6), phía Đông Lục Cung (từ 7-12).

Trong số 12 cung, Diên Hi cung hiện tại là một trong những cung thu hút nhiều sự chú ý nhất. Năm 2018, khi bộ phim Diên Hi Công Lược và Hậu cung Như Ý Truyện được phát sóng, mọi người ở khắp nơi khi đến tham quan Tử Cấm Thành đều rất tò mò Diên Hi cung là một nơi như thế nào?

Diên Hi cung là 1 trong 6 cung điện nằm ở phía Đông của Tử Cấm Thành gồm các kiến trúc như: Diên Hi môn, Chính điện, Đông điện, Tây điện, Hậu Điện, Linh Chiểu Hiên (Thủy Tinh Cung), Lầu chính, Đông lầu, Tây lầu.

Diên Hi cung được xem là một nơi không may mắn khi nhiền lần xảy ra hỏa hoạn.

Năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía Nam Đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung lại xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ Chính điện, Hậu điện cùng với Đông điện, Tây điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung.

Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại tiếp tục xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được.

Diên Hi cung là nơi thu hút nhiều khách du lịchDiên Hi cung là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất từ sau khi 2 bộ phim cung đấu đình đám được công chiếu.

Ngoài Diên Hi môn, tất cả đều đã bị thiêu rụi. Năm 1917, phía bắc Diên Hi cung bị bom trực thăng phá hủy.

Đến năm 1931, Viện bảo tàng Cố cung kiến thiết lại Diên Hi cung làm nơi lưu trữ văn vật. Sử sách có ghi Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành, là 1 nơi phức tạp, ồn ào, lại xa chỗ của Hoàng đế nên chỉ các tần phi thất sủng mới ở tại nơi này.

Trong các bộ phim cung đấu xoay quanh chuyện phi tần tranh giành sự sủng ái của Hoàng thượng, không thiếu những phân cảnh với lời thoại như: "Đầy vào Lãnh Cung". Vậy Tử Cấm Thành thực sự có tồn tại Lãnh Cung hay chỉ là trên phim ảnh?

"Lãnh cung" là nơi có thật trong Tử Cấm Thành

Theo sử sách ghi lại, Lãnh Cung thực chất là nơi ở khi các phi tần bị thất sủng hoặc phạm tội không thể tha thứ, thường sẽ ở nơi hoang vắng và ít người lui đến. Nơi này rất hút gió, lại thường chỉ có vài người ở. Mỗi ngày cung nữ tới bê cơm và thay bô, âm khí nặng từng khiến nhiều “người thất sủng” điên mà chết. Có thông tin rằng nhiều người tận mắt thấy ma trong nơi lạnh lẽo này.

Hiện nay khi du lịch Tử Cấm Thành, riêng địa phận “Lãnh cung” là du khách sẽ không được tham quan.

Tử Cấm Thành được coi là báu vật lịch sử vô giá, nơi đây được coi là công trình lịch sử chứng kiến thời địa hoàng kim nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Không chỉ mang giá trị lịch sử mà nó còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa đối với nhân dân Trung Hoa, nơi đây được coi là kiệt tác nghệ thuật kiên trúc Trung Hoa với những nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ. Nếu có dịp đi tour du Bắc Kinh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Cố Cung hoa lệ và huyền bí này nhé!

Một số Tour du lịch Bắc Kinh mà du khách có thể tham khảo

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội

Tour Bắc Kinh - Tô Châu - Hàng Châu - Thượng Hải 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ TP.HCM

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Trùng Khánh - Bắc Kinh 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/ban-do-tu-cam-thanh-a52416.html