Các màu sắc theo ngũ hành và sự tương quan lẫn nhau của ngũ hành

Mỗi yếu tố trong ngũ hành thường được đại diện bởi một tổ hợp màu sắc khác nhau. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu các màu sắc theo ngũ hành và sự tương quan của chúng trong bài viết dưới đây!

Các màu sắc theo ngũ hành

Các màu sắc theo ngũ hành

Ngũ hành là một thuật ngữ chỉ năm yếu tố cơ bản mà theo phong thủy Phương Đông, chúng tạo thành mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngũ hành còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học cổ truyền, nghệ thuật, kiến trúc và phong thủy. Năm yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau dựa trên quy luật sau:

Sự tương quan giữa ngũ hành

Sự tương quan giữa ngũ hành

Quy luật tương sinh:

- Hỏa sinh Thổ: Tàn lửa vun đắp thành đất

- Thổ sinh Kim: Kim loại hình thành từ trong đất

- Kim sinh Thủy: Kim loại nung chảy hóa lỏng

- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống cho cây cối

- Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa

Quy luật tương khắc:

- Hỏa khắc Kim: Lửa nung chảy kim loại

- Kim khắc Mộc: Dao, rìu có thể chặt được cây

- Mộc khắc Thổ: Cây cối đâm xuyên qua đất và hút chất dinh dưỡng của đất

- Thổ khắc Thủy: Đất lập thành đê ngăn nước

- Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa

>>Xem thêm: Thông tin về Sao Thái Dương bạn nhất định phải biết

Mỗi yếu tố trong ngũ hành thường có một tổ hợp màu sắc đại diện. Khi biết được Can Chi, ngũ hành của bản thân, ta sẽ xác định được màu sắc phù hợp và mang lại may mắn trong cuộc sống hàng ngày.

Các màu sắc theo ngũ hành

Các màu sắc theo ngũ hành

- Sinh nhập là cái sinh ra chúng ta và giúp chúng ta có lợi. Ví dụ: Hành Hỏa nên dùng màu sắc bản mệnh Hỏa và màu sinh nhập là Mộc vì gỗ càng nhiều, lửa cháy càng lớn, Hỏa có lợi.

- Sinh xuất là cái chúng ta mang lại nhiều lợi ích cho cái khác, chúng ta chịu bất lợi. Ví dụ: Hành Kim không nên dùng màu sinh xuất Thủy vì kim loại nung chảy thành chất lỏng, kim loại bị hao hụt .

- Khắc nhập là cái khắc chế chúng ta, ngăn chặn khiến ta không phát triển được. Ví dụ: Bạn thuộc mệnh Hỏa, Thủy khắc Hỏa - Nước dập tắt lửa khiến lửa lụi tàn, không phát triển được nên những người thuộc hành Hỏa không nên dùng màu sắc khắp nhập là Thủy.

- Khắc xuất là cái mà ta khắc chế, làm chúng ta gặp tổn thất. Ví dụ: Ta thuộc mệnh Kim, Kim khắc Mộc, cưa xẻ cây nhiều cũng có ngày bị mòn, sứt mẻ Kim, Kim bị tổn thất.

- Tỷ hòa hay còn gọi là bản mệnh là chính chúng ta, tốt hay xấu sẽ tùy vào cách chúng ta suy nghĩ và làm mọi việc.

Tuy nhiên, có những trường hợp khác so với quy luật ở trên như: Nước lũ mạnh quá có thể vỡ đê (Thủy khắc Thổ) hoặc Gỗ cần dụng cụ đục, khoét để thành đồ nội thất đẹp (Mộc nhờ Kim khắc mà tốt hơn). Tùy theo trường hợp mà bạn xem xét sự tương sinh - khắc một cách linh hoạt.

>>Xem thêm: Sao Mộc Đức là gì? Tổng hợp chi tiết thông tin sao Mộc Đức

Nhiều người có sở thích ứng dụng ngũ hành để chọn màu sắc, vật liệu, hình ảnh, hình biểu tượng để trang trí nhà cửa, thiết kế logo thương hiệu, chọn trang sức... Tùy vào bản mệnh và màu sắc tương sinh để chọn được cách trang trí phù hợp:

Ngũ hành Màu sắc Vật liệu Hình ảnh Biểu tượng Kim Xám, bạc, trắng Sắt, thép, nhôm, inox Hình tượng kim loại Hình tròn Thủy Xanh nước biển, xanh da trời, đen Nước, kính, gương Nước, ao hồ, sông suối, biển Hình gợn sóng, cong Mộc Xanh lá cây Cây xanh, gỗ Cây cối, rừng, đồng cỏ Hình chữ nhật, dài Hỏa Đỏ, hồng, cam, tím Lửa, thiết bị điện Mặt trời, lửa, ánh sáng Hình xéo, nhọn Thổ Vàng, nâu Đá, gốm, sứ Sa mạc, đất, đá, đồi núi Hình vuông

>>Xem thêm: Sao Vân Hớn là gì? Tốt hay xấu? Luận giải về sao Vân Hớn

Kết: Trên đây là những thông tin về Các màu sắc theo ngũ hành và sự tương quan lẫn nhau của ngũ hành. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đọc có thêm thông tin hữu về chủ đề này, đừng ngần ngại đóng góp cho chúng tôi để chất lượng bài viết tốt hơn!

Cùng tham khảo thêm thông tin và giá bán các mẫu điện thoại iPhone chính hãng mới nhất hiện đang có mặt tại Siêu thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn nhé!

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/mau-xam-la-menh-gi-a51926.html