Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm.
Kỹ năng của các nhà văn thể hiện qua kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để mô tả một ý tưởng, một phong cảnh, dù đó là sự hư cấu hay thực tế.
Nhà văn, tuy thường được hiểu là người sáng tác ra các tác phẩm văn xuôi, tuy nhiên khái niệm nhà văn vẫn có độ mở nhất định khi bao gồm cả những thể loại văn học như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch bản văn học. Dựa trên khuynh hướng sáng tác, loại thể chuyên sáng tác của từng tác giả văn học, nhà văn có thể được xếp vào các vị trí khác nhau như nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn nhạc kịch, sử gia, ký giả, nhà báo, nhà viết kịch bản phim, v.v.
Các thông tin của nhà văn thường đóng góp vào để tạo ra nền văn hóa của một xã hội và xã hội đó có thể được thể hiện ra từ giá trị của các tác phẩm được viết, hay là các tác phẩm văn chương, cũng giống như nghệ thuật v.v.
Chọn ngành Văn học, bạn cần một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết sau đây:
- Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hoà đồng, cầu tiến.
- Yêu thích và có khả năng viết tốt.
- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo.
- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu, khả năng tư duy logic, sáng tạo.
- Biết học hỏi, tìm tòi để xây dựng cho mình một vốn văn hóa, vốn sống phong phú và phong cách viết riêng.
Nhà văn: Nghề cống hiến
Nhiều cây bút trẻ chia sẻ, họ đã khiến người thân thay đổi quan niệm “nghề văn - nghề cống hiến”. Keng (tên thật Đỗ Thuỳ Linh), tác giả của Dị bản dù không kỳ vọng thứ cảm xúc bằng câu chữ có thể quy đổi ra tiền, nhưng chị cũng bật mí, tác phẩm đầu tay Dị bản, sau 8 tháng phát hành đã mang về 40 triệu đồng nhuận bút. Cuốn tiểu thuyết kinh dị Trại hoa đỏ lần phát hành đầu tiên cũng mang về cho DiLi (tên thật Nguyễn Diệu Linh) khoảng 20 triệu đồng thù lao. Khó làm giàu bằng nghề viết, nhưng DiLi khẳng định, thu nhập từ nghề này cho phép chị sống ổn, mà lại không cần làm việc suốt 8 tiếng/ngày. Tuy vậy, DiLi vẫn thừa nhận, làm nhà văn khó có thể sống phong lưu được, dù vẫn có những “đại gia làng viết” như Stephen King, James Patterson hay J.K. Rowling. Tác giả của Một thế giới không có đàn bà, nhà văn Bùi Anh Tấn thừa nhận “chưa bao giờ thấy mình thừa tiền nhờ một vài đầu sách bán chạy”, dù sách của anh luôn được đặt in số lượng lớn và được tái bản nhiều lần. Chỉ tính sơ, nhuận bút của Một thế giới không có đàn bà in lần đầu đã mang về cho anh 15 triệu đồng, chưa kể nhuận bút từ những lần tái bản và chuyển thể sang kịch bản truyền hình. Thành công từ những cuốn sách cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nhà văn. Dù chưa dám nhận mình làm nghề viết văn, nhưng Keng chia sẻ, “văn chương đã cho tôi nhiều thứ”. DiLi ngoài viết tiểu thuyết, truyện ngắn cũng tham gia cộng tác cho nhiều tờ báo. Bùi Anh Tấn cũng thừa nhận cuộc sống của anh ổn hơn nhờ nhận được những lời mời viết truyện ngắn, kịch bản phim bên cạnh công việc biên tập hằng ngày tại NXB Công an nhân dân. (Theo Báo Đất Việt)
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/nguoi-viet-truyen-goi-la-gi-a51773.html