Những điều cần biết khi điều trị hiếm muộn, làm IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được chỉ định điều trị hiếm muộn - vô sinh cho những trường hợp vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân, ống dẫn trứng có vấn đề hoặc khi chất lượng tinh trùng quá kém.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn ở các cặp vợ chồng

Hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản giao hợp đều đặn, và không sử dụng các biện pháp tránh thai, sau 6 tháng (đối với vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với vợ dưới 35 tuổi) mà chưa thụ thai tự nhiên.

Tình trạng này được chia làm hai loại đó là hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát, trong đó:

Theo các thống kê, tần suất hiếm muộn do người vợ và người chồng là tương đương nhau. Có thể là chỉ do một mình người vợ, do người chồng hoặc do cả hai vợ chồng. Cụ thể:

Nguyên nhân hiếm muộn do người chồng:

Nguyên nhân hiếm muộn do người vợ:

Tuy nhiên, có khoảng 10% các cặp vợ chồng sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khảo sát mà không tìm được nguyên nhân hiếm muộn nào trong y học gọi là "Vô sinh chưa rõ nguyên nhân".

2. Các xét nghiệm để chẩn đoán hiếm muộn

Các xét nghiệm thông thường được thực hiện trong việc chẩn đoán hiếm muộn có thể thực hiện, đó là:

Xét nghiệm ở người chồng:

Ở người chồng, xét nghiệm quan trọng nhất đó là xét nghiệm tinh trùng (Tinh dịch đồ), nếu đã từng xét nghiệm mà không thấy tinh trùng, người chồng có thể phải xét nghiệm máu và khám Nam khoa chuyên sâu.

Xét nghiệm ở người vợ:

Mỗi bệnh nhân hiếm muộn có thể sẽ được chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Và cũng không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại xét nghiệm trên tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất.

Xét nghiệm tinh trùng giúp chẩn đoán hiếm muộn

3. Các phương pháp điều trị hiếm muộn

Khi đã tìm ra được nguyên nhân cụ thể, trong điều trị hiếm muộn có hai phương pháp hỗ trợ sinh sản thường gặp nhất, đó là: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).

3.1 Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

Phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination - IUI), được sử dụng phổ biến và ít tốn kém hơn so với những phương pháp khác, dành cho những cặp vợ chồng có dấu hiệu sau:

3.2 Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization - IVF) là phương pháp điều trị hiếm muộn - vô sinh, mang đến hiệu quả cao được thực hiện bằng cách cho tinh trùng kết hợp với trứng ở bên ngoài cơ thể, dành cho các trường hợp:

Thụ tinh nhân tạo IVF giúp điều trị hiếm muộn

4. Các bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 1: Kích thích trứng (kích trứng)

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định sau:

Bước 2: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

Chọc hút trứng được tiến hành như sau:

Nếu người chồng chưa tiến hành lấy tinh trùng và trữ đông thì ngay khi người vợ tiến hành chọc hút trứng, chồng cũng được lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi.

Bước 3: Tạo phôi

Tạo phôi có thể được tiến hành bằng một trong hai phương pháp phổ biến sau:

Sau khi thụ tinh, phôi sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm khoảng 3 - 5 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ dùng thuốc đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi.

Nếu phôi được chuyển ngay trong chu kỳ chọc hút trứng gọi là chuyển phôi tươi. Trong trường hợp bệnh nhân có những vấn đề sức khỏe chưa thể chuyển phôi được, những phôi đạt yêu cầu sẽ được trữ đông để chuyển vào chu kỳ sau.

Bước 4: Chọn phôi để chuyển và trữ đông phôi

Sau 2 - 5 ngày kể từ lúc phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, người bệnh sẽ được bệnh viện cho biết về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Từ đó, bác sĩ sẽ bàn bạc để đưa ra quyết định số phôi chuyển vào tử cung và số phôi dư trữ đông để cấy ghép sau.

Bước 5: Chuyển phôi

Việc chuyển phôi sẽ được thực hiện sau khoảng 2 - 6 ngày lấy trứng.

Lưu ý là trong trường hợp chuyển phôi trữ, bệnh nhân sẽ được siêu âm và dùng thuốc theo dõi niêm mạc bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo trong vòng từ 2-3 tuần. Sau đó bác sĩ sẽ chọn thời điểm phù hợp để chuyển phôi trữ.

Bước 6: Thử thai

Khoảng 2 tuần sau khi tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nồng độ hCG (Human Chorionic Gonadotropin ) trong máu hoặc nước tiểu của người vợ để phát hiện có đang mang thai hay không.

Nếu đã mang thai, bác sĩ sẽ giới thiệu đến một bác sĩ sản khoa để được chăm sóc tiền sản.

Nếu không mang thai, bệnh nhân sẽ ngừng dùng progesterone và có khả năng sẽ có kinh nguyệt trong vòng một tuần. Nếu người bệnh không có kinh hoặc bị chảy máu bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Bác sĩ có thể cho tiến hành chuyển phôi ở chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

5. Thực hiện IVF điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Vinmec

Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec là địa chỉ điều trị hiếm muộn - vô sinh được nhiều cặp vợ chồng chọn lựa. Cho đến nay Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho trên 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công 45%-50%. Tỷ lệ này tương đương với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Australia,...

Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa trong nước và quốc tế, được đào tạo tại những trung tâm hàng đầu trên thế giới như tại Mỹ, Singapore, Nhật, Úc và các trung tâm Hỗ trợ sinh sản nổi tiếng trên thế giới. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec có thể thực hiện hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên thế giới như: IVF cổ điển, ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn), đông phôi, nuôi - chuyển phôi, hỗ trợ phôi thoát màng, giảm thiểu đa thai...giúp hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ của hàng trăm gia đình trên khắp Việt Nam.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/hiem-muon-la-gi-a51235.html