Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không còn phụ thuộc vào yếu tố gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hay không. Điều trị ngoại khoa, nắn chỉnh cấu trúc chân đang được ưu tiên áp dụng bởi hiệu quả tích cực mà phương pháp này mang lại cho người bệnh.
Chân vòng kiềng ở người lớn hay chân khuỳnh là thuật ngữ dùng để chỉ dị tật khi một hoặc hai chân cong vòng hướng ra ngoài. Khi hai chân khép lại, hai đầu gối cách xa nhau. Trong khi đó, cả 2 trục của chi dưới cũng cong thành hình chữ O giống như vòng kiềng, hai mắt cá trong cũng có thể chạm vào nhau.
Ở người bị chân vòng kiềng, có thể dễ dàng quan sát thấy khi họ đứng trong tư thế thẳng và khi đi lại thì chân vẫn giữ hình dáng vòng kiềng. Do vậy, ở một số trường hợp chân vòng kiềng nặng, có thể gây ra một số ảnh hưởng sức khỏe nhất định cho người bệnh. (1)
Chân vòng kiềng thường sẽ không gây đau đớn cho người bệnh khi vận động. Tuy nhiên cấu trúc bất thường này là yếu tố khiến người có chân vòng kiềng tăng cao nguy cơ bị các bệnh lý về mắt cá chân và đầu gối như viêm khớp, thoái hóa khớp sớm…
Sự tự ti về dị tật xương khớp này cũng ảnh hưởng đến tâm lý, đôi khi là nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây cũng là cách nhận biết chân vòng kiềng ở người lớn.
Nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng ở người lớn có thể do các bệnh lý xương nguyên phát từ thời thơ ấu, những biến dạng lâu dài này có thể dẫn đến đau và mất vững khớp gối.
Ngoài ra những nguyên nhân phố biến khác có thể gây ra tình trạng chân vòng kiềng ở người trưởng thành bao gồm bệnh lý hay những rối loạn gây ra sự biến dạng cấu trúc, chấn thương thương tại các vị trí tiếp giáp đầu xương và sụn, chứng loạn sản xương…
Những bệnh lý có thể gây biến dạng cấu trúc chân, tạo thành hình dáng chân vòng kiềng ở người lớn bao gồm:
Cách nhận biết chân vòng kiềng ở người lớn rõ ràng nhất là khi bàn chân đặt sát nhau trong tư thế đứng thẳng nhưng hai đầu gối cách xa nhau, hướng ra ngoài, hai chân tạo thành hình chữ O hoặc hình cánh cung. (3)
Nguyên nhân chủ yếu khiến người lớn bị chân vòng kiềng là do hậu quả của sự trì hoãn điều trị khi còn nhỏ. Bệnh khởi đầu không gây đau đớn hay ảnh hưởng sinh hoạt. Người bệnh có thể vận động, đi lại bình thường. Tuy nhiên, do bất thường về cấu trúc nên một số hệ lụy cũng có thể xảy ra, bao gồm:
Người bị chân vòng kiềng nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được xử lý cấu trúc chân, giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh về cơ xương khớp do chân vòng kiềng gây ra. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu sau đây, người bệnh cần nhanh chóng đi khám tại các chuyên khoa về cơ xương khớp để ngăn tình trạng tiến triển nặng, bao gồm:
Chân vòng kiềng ở người lớn làm tăng cao tỷ lệ bị viêm khớp, ngay cả khi người bệnh có chế độ sinh hoạt hay giữ gìn sức khỏe cơ xương khớp. Biến dạng chân vòng kiềng diễn ra trong nhiều năm làm quá tải ở khoang giữa và dây chằng.
Điều này là tiền đề của các bệnh lý như đau khớp, viêm khớp và mất vững. Hơn nữa, những triệu chứng của các bệnh lý nội cơ xương khớp xảy ra ở chi dưới của người có chân vòng kiềng cũng sẽ nặng nề hơn. Nguyên nhân do xương khớp của người bệnh trở nên nhạy cảm và có những vi tổn thương tích lũy thời gian dài.
Để biết chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không cũng cần xem xét đến mức độ biến dạng chân hay tình trạng bất đối xứng giữa chiều dài 2 chân.
Bác sĩ thực hiện chẩn đoán chân vòng kiềng ở người lớn bằng cách lấy số đo, hình ảnh chẩn đoán, xem xét hình dáng chân khi người bệnh bước đi… Điều này giúp bác sĩ có thể nhận ra những tổn thương xảy ra ở chân và khớp gối.
Trường hợp người bệnh đến khám chân vòng kiềng gây ra bởi bệnh lý, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đánh giá có phải là biến chứng của chân vòng kiềng, mức độ nghiêm trọng và sự ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất xương, bệnh lý đi kèm hay bệnh do biến chứng của chân vòng kiềng. (4)
Hiện, phẫu thuật và nắn chỉnh xương là phương pháp điều trị chân vòng kiềng ở người lớn cho hiệu quả cao. Với trẻ nhỏ, một số phương pháp điều trị không cần phẫu thuật do xương trẻ vẫn còn mềm và có thể nắn chỉnh bên ngoài như đeo nẹp, uống thuốc, tập vật lý trị liệu…
Tham khảo: Chân vòng kiềng ở trẻ em
Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể yêu cầu người lớn bị chân vòng kiềng đeo nẹp, tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh chân, cải thiện khả năng ổn định khớp đầu gối.
Tùy vào mức độ cong vẹo, và hình dáng chân mà bác sĩ sẽ có những cách thức phẫu thuật phù hợp. Phẫu thuật điều trị chân vòng kiềng có thể phải thực hiện cắt bỏ và định hình lại xương, bao gồm: xương chày, xương đùi hoặc cả hai. Những phương pháp định hình chân vòng kiềng là:
Sau khi cắt xương chỉnh trục chân vòng kiềng, bệnh nhân sẽ tiếp tục liệu trình tập luyện vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để gia tăng sức mạnh cơ, tầm vận động và lấy lại chức năng chi dưới tốt nhất.
Hiện vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hiệu quả chân vòng kiềng ở người lớn. Cách hiệu quả để phòng tránh người lớn mắc phải tình trạng này là điều trị chân vòng kiềng từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dành cho đầu gối, khớp hông và khớp mắt cá chân để làm gia tăng sức mạnh, cải thiện chức năng của hệ vận động tại những vị trí này. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm có giàu vitamin D và canxi như sữa và các chế phẩm của sữa trong các bữa ăn để tăng liên kết mô xương, hỗ trợ làm chắc khỏe xương.
Những điều này giúp người bệnh có thể thuyên giảm được ảnh hưởng của chân vòng kiềng lên sức khỏe cơ xương khớp, và giảm mức độ các triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra.
Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không hay cách nhận biết tình trạng này có đang ở mức độ nghiêm trọng cần xét đến ảnh hưởng của bệnh đến khả năng hoạt động của người bệnh.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Chân vòng kiềng ở người lớn có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp cắt và định hình lại xương. Điều trị nội khoa đem lại hiệu quả hạn chế trong việc điều chỉnh cấu trúc xương ở người lớn bị chân vòng kiềng. Người bệnh cần tham khảo với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/chan-cong-a50526.html