Móng tay bị hư và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Móng tay có chức năng bảo vệ các hệ thống dây thần kinh dày đặc ở các đầu ngón tay khỏi bị tổn thương. Nhưng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có không ít trường hợp sơ ý khiến móng tay bị hư, bị dập móng do bị va đập. Điều này không chỉ gây cảm giác đau đớn mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến cho móng bị hư và cách chăm sóc móng nhanh lành, cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân khiến cho móng tay bị hư

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng móng tay bị hư. Một số nguyên nhân phổ biến làm cho móng hư tổn có thể kể đến như:

Móng tay bị hư do vi nấm

Nấm men candida albicans và nấm sợi tơ dermatophytes là hai loại nấm khá phổ biến gây ra tình trạng thối móng, cụt móng. Các vi nấm này khi xâm nhập sẽ làm cho móng trở nên sần sùi, không còn vẻ sáng bóng, bị xỉn màu và làm thối móng. Nếu không được điều trị sớm, nấm móng tay có thể lan rộng, thậm chí làm hư cả bàn chân.

Móng tay bị hư và cách xử lý an toàn, hiệu quả 2
Nguyên nhân khiến cho móng tay bị hư có thể do các vi nấm tấn công

Cắt móng tay sai cách

Việc cắt tỉa móng tay không đúng cách có thể khiến móng dễ bị hư tổn, viêm nhiễm hay thậm chí là nhiễm trùng vùng da dưới móng gây đau đớn. Do vậy, khi cắt tỉa phần móng bị dài ra chỉ nên cắt vừa phải, không cắt quá sát, cắt chạm vào da hoặc cắt sâu vào khóe để hạn chế gây ra tổn thương. Đồng thời, nên dùng giũa móng sẽ an toàn hơn việc dùng dụng cụ để cắt tỉa.

Sử dụng đồ chăm sóc móng không phù hợp

Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng móng, làm đẹp móng không phù hợp cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến móng tay bị hư. Đáng nói, điều này còn làm cho móng ngày càng trở nên xấu đi mà bạn ít khi nhận ra. Vì vậy, cần chọn sản phẩm chăm sóc móng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để tránh làm ảnh hưởng đến móng.

Thường xuyên tiếp xúc nhiều với nước

Việc thường xuyên tiếp xúc với nước lâu có thể làm cho móng bị mềm, dễ bám bụi, vi khuẩn tồn đọng gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt là khi phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm. Nếu không được chăm sóc đúng cách và kỹ lưỡng có thể gây hư tổn cho móng. Do đó, cần đeo đồ bảo hộ như găng tay y tế, ủng để hạn chế tối đa việc tiếp xúc và lau khô tay.

Móng tay bị hư và cách xử lý an toàn, hiệu quả 3
Tiếp xúc nhiều với nước có thể làm móng mềm và dễ bám bụi gây viêm nhiễm

Cách xử lý móng tay bị hư an toàn, hiệu quả

Nếu tình trạng móng tay bị hư nhẹ và không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thì người bệnh vẫn có thể tự chăm sóc tại nhà. Dưới đây là các cách xử lý móng tay bị hư an toàn tại nhà mà bạn có thể tham khảo như:

Khi móng tay bị phồng rộp và bầm tím

Móng tay bị dập và bầm tím sẽ khiến lớp da dưới móng dần chết đi và bong ra. Lúc này, bạn cần loại bỏ phần móng bị hư đúng cách để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Bước 1: Vệ sinh phần ngón tay bị hư

Đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ phần móng tay bị hư với xà phòng và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Nếu muốn sạch hơn thì bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa thêm, sau đó dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô.

Bước 2: Khử trùng dụng cụ xử lý móng

Để làm sạch và khử trùng đầu cây kim hoặc một vật sắc nhọn như ghim, kẹp giấy thì bạn có thể dùng cồn sát khuẩn hoặc đốt nóng đỏ chúng. Nếu đốt nóng đỏ, bạn không nên đốt toàn bộ để vì sẽ dễ làm phỏng tay khi cầm.

Bước 3: Xử lý móng bị phồng rộp, bầm tím

Đặt đầu cây kim, đầu kẹp giấy hoặc đầu ghim lên phần móng chỗ vùng bị phồng rộp. Sau đó, giữ chặt đầu kim để từ từ xuyên qua móng. Cần lưu ý rằng, không nên cắm quá mạnh để tránh làm da bị bỏng. Trong trường hợp nếu có thể đưa đầu kim vào dưới đầu móng thì không cần phải tạo ra lỗ xuyên này.

Sau khi tạo được lỗ xuyên trên móng, hãy đâm nhẹ vào vết phồng để chất dịch và máu chảy ra ngoài. Bạn cũng có thể đâm vào mép ngoài quanh khu vực bị phồng rộp nhưng hạn chế để tay chạm vào vùng da dưới móng để tránh gây nhiễm trùng. Sau khi phần dịch chảy hết ra ngoài thì hãy cho tay vào ngâm nước ấm trong khoảng 10 phút rồi lau khô.

Móng tay bị hư và cách xử lý an toàn, hiệu quả 4
Cách xử lý móng tay bị phồng rộp và bầm tím

Cuối cùng, dùng thuốc mỡ kháng sinh để bôi quanh móng tay và lấy băng gạc băng lại để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Thực hiện các bước tương tự 3 lần/ngày cho đến khi vết phồng rộp đỡ hơn và bắt đầu lành lại.

Cách loại bỏ phần móng tay bị hư

Để loại bỏ phần móng tay bị hư, giúp móng mau lành và mọc nhanh hơn thì bạn có thể thực hiện theo các bước xử lý dưới đây:

Móng tay bị hư và cách xử lý an toàn, hiệu quả 1
Cắt bỏ phần móng tay bị hư và giữ cho móng luôn sạch sẽ

Cách chăm sóc móng tay bị hư mọc nhanh

Để chăm sóc móng tay bị hư nhanh chóng hồi phục, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý móng tay bị hư hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách chăm sóc móng tay khỏe mạnh, lành nhanh nhé!

Xem thêm:

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/mong-tay-hu-a50253.html