Tìm hiểu văn hoá đặc sắc cộng đồng dân tộc Tày - Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Cộng đồng dân tộc Tày sinh sống ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Người dân tộc Tày chủ yếu bằng nghề nông nghiệp lúa nước và trồng các loại cây công nghiệp như thuốc lá, hồi, chè. Về văn hoá tín ngưỡng, người dân tộc Tày có tín ngưỡng đa thần và tin vào các thế lực siêu nhiên có tác động đến đời sống con người.

Phụ nữ dân tộc Tày. Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Tục thờ chó đá của người Tày

Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú. Bên cạnh các thể loại thơ, truyện cổ tích, còn có các làn điệu dân ca, như hát ru, hát đám cưới, hát then, hát lượn. Trong đời sống hiện đại, những nét văn hóa dân gian này vẫn được cộng đồng người Tày giữ và bảo lưu từ đời này sang đời khác. Phụ nữ dân tộc Tày từ bao đời nay, người Tày ở Lạng Sơn vẫn lưu giữ được những phong tục và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Trong đó không thể không về đến tục thờ chó Ma-hin. Trước cửa chính có gia đình vẫn đặt một con chó đá với tư thế khác nhau. Đó là nét đặc trưng rất dễ nhận thấy khi đặt chân vào bất kỳ vật lạ nào của người Tày Lạng Sơn. Với cộng đồng dân tộc này, chó đá tiếng Tày là Ma-hin có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, và có ảnh hưởng sâu đậm đối với đời sống.

Theo phong tục cổ truyền của người Tày, mỗi khi xây nhà mới thì người chủ gia đình sẽ đến nhà thầy cúng xem tuổi, chọn ngày tốt để đục đẽo và rước chó đá về nhà. Những việc này được làm rất cẩn thận. Bởi người ta quan niệm rằng do đó trước cửa nhà để cai quản cõi âm, mỗi khi có tiếng chó sủa ma quỷ không dám lại gần để làm phải con người. Đặc biệt, với những nhà có phong thủy xấu thì sự xuất hiện của chó đá lại càng cần thiết. Sau khi đã chọn được ngày tốt, chính người thầy ấy sẽ ra bờ suối tìm đá để đục đẽo chó đá. Tùy vào năm sinh, hướng nhà gia chủ bà thầy sẽ chọn trọng lượng bao nhiêu kg, tư thế nằm hay ngồi của con chó đá. Chính bởi niềm tin tuyệt đối vào vai trò giữ yên cửa nhà và con chó đá, mà người ta rất coi trọng chó đá Ma-hin.

Vào các ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, ngày trọng đại của gia đình cho ta cũng được chủ quan tâm đặc biệt. Chỉ một nén hương thôi nhưng trong đó đã chứa đựng biết bao tình cảm của người dân tộc Tày với chó đá. Đặc biệt, vào dịp tết cho nó cũng được thực hiện những người rất trang trọng. trong ngày Tất niên người chúng ta sẽ đi lấy lá bưởi để tắm cho chó đá nhà mình. Với ý nghĩa, sau một năm lao động vất vả sẽ được tắm rửa thơm tho để chào đón năm mới. Lá bưởi hái về, sẽ được đun sôi để nguội rồi mới tắm cho chó đá Ma-hin. Theo quan niệm của người Tày, lá bưởi có tác dụng trừ tà, loại bỏ vận đen. Vì thế, dùng lá bưởi tắm cho chó đá, người Tày hy vọng rằng sẽ giúp được nhiều may mắn, tài lộc về nhà. Sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, chó đá sẽ được gia chủ quan cho một chiếc khăn đỏ quanh cổ. Có lẽ quàng một chiếc khăn cũng như mặc một chiếc áo mới cho chó đá, trong một sự tôn vinh của người Tày. Tỏ lòng biết ơn, nó đã đem lại sự may mắn cho gia đình trong năm qua. Đối với dân tộc quanh năm sống giữa núi rừng, thì niềm tin của họ vào các lĩnh vực là rất lớn. Và người dân tộc Tày ở Lạng Sơn đã lấy niềm tin chân thành về điểm này mặt chó đá mang lại để làm đòn bẩy tinh thần cho dân tộc mình. Tín ngưỡng thờ chó đá chỉ thấy xác ở một số vùng miền, chứ không quá phổ biến trong đời sống của người Việt Nam. Loại chó đá này được đục đẽo tự nhiên nên mang lại cảm giác gần gũi thân thuộc của làng quê năm xưa. Những gia đình giàu có, chôn cho nó dễ canh giữ nhà và thể hiện sự quyền uy, phú quý của gia chủ. Nhà phong thủy, chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần tránh được những điều hòa do thời tiết xấu gây ra. Còn dân gian, chân chó đá để xua đuổi tà ma. Có thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ chó đá đã có từ rất lâu và cho đến nay vẫn còn được gìn giữ trong văn hóa của người Việt nói chung và người Tày nói riêng. Và đây chính là giá trị đích thực của tục thờ chó đá trong tâm thức của dân tộc Tày.

Hát iếu trong văn hóa người Tày

Hát iếu được lưu truyền chủ yếu trong vùng người Tày phía đông của tỉnh Yên Bái. Hát iếu có nhiều đặc điểm khác biệt với các làn điệu hát khác của người Tày từ nội dung, trình tự cuộc hát đến cách thức tổ chức.

Không gian, thời gian, địa điểm iếu thường là ở nhà một gia chủ nào đó có đám cưới hoặc một địa điểm công cộng tổ chức lễ hội xuân, như lễ hội lồng tồng, lễ cầu yên, cầu phúc đón mừng năm mới, lễ hội giã cốm, lễ hội rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy…. Nghĩa là iếu thường được diễn ra vào mùa cưới và mùa đi chơi hội, lúc nông nhàn hoặc mùa đông khi đã thu hoạch xong mùa màng.

Trong các lễ hội này những chàng trai, cô gái vừa vui chơi, vừa tìm bạn để hát giao duyên, đối đáp. Hát iếu không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa mà còn thực hiện chức năng trao đổi tình cảm lứa đôi, biểu hiện nét đẹp trong phong tục, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc.

Cuộc hát thường chỉ có một trai, một gái và phải là trai chưa vợ, gái chưa chồng. Khi đã có vợ, có chồng thì không được đi iếu với nhau nữa. Điểm khác nữa là đối tượng iếu phải là người từ nơi xa đến. Người cùng họ, cùng làng, cùng xã, những người quen biết hàng ngày thường gặp nhau thì không bao giờ iếu với nhau.

Trong luật tục liên quan đến iếu có một điều đặc biệt kiêng kỵ, đó là không được iếu trong đám tang. Những người trong thời gian thụ tang (theo quy định của người Tày là ba năm) thì không được đi iếu, phải sau khi đã làm lễ đoạn tang (mãn tang) thì con cháu mới được đi iếu. Ai vi phạm sẽ bị cộng đồng chê trách.

Nếu như các làn điệu hát khác của người Tày thường hát theo bài bản có sẵn thì ở iếu biên độ sáng tác, ứng khẩu rộng và tự do hơn nhiều. Do vậy người tham gia iếu phải thông minh, nhanh nhạy, có tài ứng tác. Tuy nhiên ở iếu cũng có những bài hát khuôn mẫu làm khung sườn để iếu vận dụng và sáng tạo, người iếu phải thuộc những bài mẫu đó.

Thường sau các cuộc hát iếu, các đôi trai gái tiếp tục tìm hiểu và tiến tới hôn nhân. Cũng theo luật tục, qua iếu nếu đôi trai gái đã nặng lòng thề thốt yêu đương, quyết thành thân với nhau, vì một lý do khách quan nào đó mà một hoặc hai bên gia đình cản trở chuyện trăm năm của họ thì đôi trai gái đó được quyền tự nguyện lấy nhau, đến ở với nhau không qua cưới xin mà không bị cộng đồng chê trách hoặc tẩy chay. Trong xã hội phong kiến xưa, với sự nghiêm ngặt của luật tục “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì đây quả là một điều tiến bộ và rất nhân văn./.

Hà Phương (t/h)

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/van-hoa-dan-toc-tay-a50059.html