Đột quỵ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Tiến Đạt - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Tim mạch - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tỷ lệ tử vong và di chứng do đột quỵ có thể được giảm đáng kể nếu người bệnh được chăm sóc và cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó việc phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần đáng kể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm do đột quỵ gây ra.

1. Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng chết đột ngột của các tế bào não do thiếu oxy, gây ra bởi sự tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ động mạch máu não.

Những đặc điểm hay những bệnh lý đi kèm của người bệnh có thể coi là yếu tố nguy cơ của đột quỵ có thể được liệt kê ra sau đây:

Bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đột quỵ có thể gặp một số triệu chứng sau:

Đau đầu dữ dội

2. Cách phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể phòng ngừa hiệu quả bằng việc lựa chọn một lối sống lành mạnh:

BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)2]

Trong đó chiều cao tính bằng m, cân nặng tính bằng kg và chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên và người tập thể hình.

Sau đó so sánh chỉ số BMI với bảng phân loại mức độ gầy-béo dựa vào chỉ số BMI sau đây để đánh giá tình trạng cân nặng của bản thân để có phương pháp cải thiện phù hợp:

Chỉ số BMI sau đây để đánh giá tình trạng cân nặng

Ngoài ra, một số việc khác bạn cũng nên làm để phòng ngừa đột quỵ như: Thường xuyên kiểm tra lượng tầm soát bệnh đái tháo đường và điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch...

Đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Dù được điều trị kịp thời đột quỵ vẫn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của người bệnh do đó cách hiệu quả nhất vẫn phòng ngừa, tránh để bệnh xảy ra. Một chế độ ăn lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục hợp lý cũng như hạn chế các thói quen sinh hoạt xấu là những cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Theo đó, những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, medicinenet.com, cdc.gov

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/nguyen-nhan-gay-dot-quy-a48724.html