U máu có nguy hiểm không? Xử trí như thế nào khi có dấu hiệu mắc bệnh?

Nhiều bạn đọc đặc biệt là các bậc phụ huynh thắc mắc u máu có nguy hiểm không? Bệnh u máu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng vì đa phần khối u máu thường lành tính và thoái triển theo thời gian.

u máu có nguy hiểm không

U máu có nguy hiểm không phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí xuất hiện, tình trạng phát triển, loại của khối u… Vậy mức độ nguy hiểm của bệnh u máu ở trẻ em như thế nào? Cần làm gì khi bị u máu? Khi nào phải tiến hành chữa trị?

Bệnh u máu là gì?

U máu hay u mạch máu là khối u xuất hiện dưới dạng cục màu đỏ/tím trên da hoặc các cơ quan bên trong cơ thể. Khối u máu được tạo thành từ các tế bào phân chia nhanh chóng của thành mạch máu (tế bào nội mô). Nguyên nhân hình thành khối u máu vẫn chưa được xác định cụ thể. Khối u máu thường xuất hiện trên cơ thể trẻ khi vừa chào đời hoặc dần xuất hiện sau đó vài tháng.

Mặc dù u mạch máu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc phải. Thống kê y khoa cho biết có khoảng 75% người có độ tuổi từ 75 tuổi trở lên mắc bệnh u mạch máu anh đào. U mạch máu thường không di truyền nhưng những thành viên trong gia đình của người bệnh vẫn có nguy cơ mắc phải loại bệnh này.

Bệnh u máu có nguy hiểm không?

Hầu hết các khối u máu đều lành tính và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu khối u nằm ở một số vị trí đặc biệt gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ như mắt, môi, cổ… hoặc xuất hiện trong nội tạng làm chèn ép, tác động tiêu cực đến chức năng của các cơ quan thì cần điều trị càng sớm càng tốt. (1)

Bệnh u máu có giai đoạn phát triển ngắn. Toàn bộ quá trình xuất hiện, thoái triển có thể chỉ kéo dài vài tuần hoặc từ 5 đến 6 tháng và khoảng 1 năm ở các trường hợp nghiêm trọng. Theo thời gian, các khối u máu trên da sẽ chuyển màu nhạt dần và bớt căng tức. Thống kê về các trường hợp u máu ở trẻ em cho thấy có đến 70% trường hợp được ghi nhận khỏi bệnh hoàn toàn khi trẻ đạt độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi và 30% trường hợp xuất hiện những di chứng như chảy máu, lở loét, viêm nhiễm…

Đa phần khối u mạch máu không gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, khối u máu trên da phát triển lớn và lồi ra ngoài dễ bị tổn thương do va đập trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, khối u máu trong cơ quan nội tạng khi phát triển cũng có nguy cơ gây chèn ép, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

bị u máu có nguy hiểm không
Bị u máu có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Bệnh u máu thường lành tính, thoái triển theo thời gian mà không cần điều trị

Biến chứng bệnh u máu có nguy hiểm không?

Mặc dù khối u máu thường lành tính nhưng vẫn tồn tại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Chảy máu là một trong những biến chứng thường gặp khi khối u máu phát triển thể tích quá nhanh. Những khối u máu phát triển ở các bộ phận nhạy cảm như mi mắt, miệng, tai, mũi, hậu môn… thường ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan này.

biến chứng của bệnh u máu nguy hiểm
Biến chứng của bệnh u máu có nguy hiểm không sẽ còn phụ thuộc vào vị trí khối u xuất hiện…

U máu có nguy hiểm không, có tồn tại biến chứng dẫn đến tử vong không? Bác sĩ cho biết, các trường hợp sau đây có nguy cơ gặp biến chứng hoại tử vùng trung tâm của khối u và bội nhiễm thứ phát sau hoại tử gây nguy hiểm đến sức khỏe, bao gồm:

Trong quá trình can thiệp ngoại khoa, nội khoa khối u máu cũng có khả năng xảy ra biến chứng như thiểu dưỡng da, lép một bên mặt, ngắn chi, thoái hóa khớp, vẹo cột sống…

Phải làm gì khi có dấu hiệu u máu?

Chúng ta đã biết u máu có nguy hiểm không, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về những việc cần làm khi phát hiện dấu hiệu của u máu, cụ thể như sau:

Dấu hiệu của bệnh u máu

Khối u máu thông nối với tuần hoàn chứa đầy máu và có hình dạng phụ thuộc vào vị trí hình thành. Khi mới xuất hiện, bệnh u máu có nguy hiểm không? U máu có thể đã được hình thành ngay trong bào thai hoặc xuất hiện sau khi em bé chào đời một vài tuần. Ban đầu, khối u máu rất dễ bị nhầm lẫn với vết bớt hay u sắc tố, vì vậy trong tuần đầu tiên xuất hiện u máu trên người em bé thường không được phụ huynh chú ý. Sau đó, khối u máu phát triển lớn dần, đậm màu hơn. Đến khi đạt đủ kích thước, u máu thường thoái triển theo thời gian.

trẻ bị u máu dễ nhầm u sắc tố
Trẻ bị u máu có nguy hiểm không? U máu ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với vết bớt hay u sắc tố

Ở một số trường hợp, khối u máu sẽ xuất hiện dưới dạng vùng màu đỏ hoặc màu hồng. Thông thường, u máu trên da có hình dạng gần giống như quả dâu chín. U máu nằm bên dưới da thường giống như một vết sưng màu xanh. U máu trên da sẽ có dấu hiệu rõ ràng, trong khi đó u máu ở cơ quan nội tạng chỉ được phát hiện khi người bệnh thực hiện các xét nghiệm lâm sàng như chụp X-quang, chụp CT…

Ở giai đoạn phát triển, u máu có nguy hiểm không? Trong giai đoạn này, khối u máu sẽ tăng trưởng về diện tích lẫn thể tích và đậm màu hơn. Thông thường khi trẻ được 8 tháng tuổi trở đi, u máu sẽ không có quá nhiều sự thay đổi về màu sắc lẫn kích thước. Khối u ổn định cho đến khi trẻ được 18 đến 20 tháng rồi dần thoái triển.

Ở giai đoạn thoái triển, khối u máu sẽ nhạt màu và thu nhỏ dần. Kích thước khối u máu tỷ lệ nghịch với sự phát triển của trẻ. Trẻ càng lớn thì khối u sẽ càng nhỏ đi. Khi trẻ được 6 tuổi trở lên, khối u máu sẽ biến mất dần và không còn ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ hay chức năng hoạt động của những cơ quan trong cơ thể. (2)

Cần làm gì khi có dấu hiệu của u máu?

Khi phát hiện dấu hiệu của u máu, người bệnh và người thân đừng nên quá lo lắng hay gấp rút điều trị vì căn bệnh này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bề mặt của khối u máu tương đối mỏng và khô, vì vậy khi tắm bạn cần hạn chế để tiếp xúc trực tiếp với xà phòng.

U máu có thể chảy máu nếu bị va đập, tổn thương, vì vậy phụ huynh nên cắt móng tay của con gọn gàng để bé không làm trầy xước khối u máu. Nếu khối u chảy máu, bạn có thể cầm máu ngay bằng băng gạc sạch, không nên chạm trực tiếp vào vết thương để tránh tình trạng nhiễm trùng. Sau đó người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Lưu ý rằng, các tác động khiến khối u máu tổn thương có thể dẫn đến chứng nhiễm trùng, hoại tử… thậm chí đe dọa tính mạng. Tự ý dùng biện pháp dân gian điều trị u máu có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, mọi người tuyệt đối không được tự điều trị bệnh u máu dưới tất cả các hình thức khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi nào cần điều trị bệnh u máu?

Đa phần bệnh u máu không cần điều trị vì khối u sẽ thoái triển theo thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, khối u phát triển quá nhanh và phức tạp cần phải can thiệp chữa trị càng sớm càng tốt, điển hình như: (3)

Ngoài ra, ở một số trường hợp, khối u máu không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, sợ hãi thì nên được điều trị sớm. Việc làm này giúp người bệnh tránh bị sẹo, gặp biến chứng nhiễm trùng, chảy máu… Tùy vào kích thước u máu và độ tuổi của người bệnh mà có thể áp dụng phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như laser, liệu pháp corticosteroid, phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc chẹn beta…

Xem thêm: Điều trị u máu: các phương pháp phổ biến và chi phí bao nhiêu?

u máu nguy hiểm không phụ thuộc nhiều yếu tố
Điều trị u máu bằng cách nào còn tùy vào tình trạng khối u và độ tuổi của người bệnh

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Thắc mắc u máu có nguy hiểm không đã được giải đáp, mong rằng những thông tin trên đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về căn bệnh này. U máu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù khối u máu thường là dạng lành tính tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì các biến chứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/noi-cuc-mau-trong-ma-a48136.html