Săn lùng sùng đất

Săn lùng sùng đất
Sùng đất được ghi trong thư tịch cổ như một vị thuốc. Ảnh: Ngọc Viên

Mùa săn sùng đất bắt đầu từ tháng 10 âm lịch cho đến hết năm. Theo kinh nghiệm của những người săn sùng đất, nếu năm trước có lũ, thì năm sau sùng đất sẽ sinh sôi nhiều.

Sùng đất thường sống ở vùng trồng mì, bắp, đậu phộng ven sông. Sau khi thu hoạch xong nông sản, người dân sẽ dùng cuốc đào bắt sùng đất để bán.

Người dân Quảng Ngãi đào tìm sùng đất ở các bãi bồi ven sông để bán cho thương lái với giá 300.000 đồng/kg. Ảnh: Ngọc Viên

Cách đây chục năm, nông dân trong quá trình canh tác thường bắt sùng đất về cho gà, vịt ăn nhằm vỗ béo. Còn người dân không ai dám ăn vì ngoại hình của sùng đất trông như nhộng sâu. Tuy nhiên, về sau người dân truyền miệng về công dụng tráng dương của sùng đất, nên một số người đào sùng đất đã chế biến thành nhiều món ăn từ chiên, xào, nướng... Vì là món ngon nên từ đó sùng đất “lên ngôi”, trở thành món khoái khẩu của nhiều thực khách và giá còn đắt hơn cả thịt bò.

Anh Nguyễn Ngọc Thiện ở thôn Đông Hoà, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh cho biết: "Cánh đồng Thổ Lưu ở xã Tịnh Giang có rất nhiều sùng đất. Công việc đào sùng đất khá nặng nhọc, đòi hỏi người săn phải có sức khỏe tốt. Song bù lại, sùng đất có bao nhiêu thì nhà hàng, quán nhậu mua hết bấy nhiêu. Trung bình mỗi ngày chúng tôi thu nhập từ 400.000 - 500.000 đồng từ đào sùng đất. Nếu hai vợ chồng cùng đi săn, thì một ngày cũng kiếm được cả triệu".

Sau khi tìm được sùng đất, người dân ngắt bỏ phần ruột, bỏ sùng đất vào chậu nước để giữ cho sùng được sạch, tươi. Ảnh: Ngọc Viên

Sùng đất sống ở những vùng đất phù sa nên rất sạch. Loại ấu trùng này phá hoại mùa màng, nên việc săn sùng đất ngoài mang lại nguồn thu nhập cũng góp phần giảm thiệt hại mùa màng cho nông dân.

Ông Hồ Văn Sơn ở xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà chia sẻ: "Nhiều cánh đồng như Thổ Lưu, Nà Lán ở xã Tịnh Giang là “thủ phủ” của sùng đất. Dọc hai bên bờ sông Giang sùng đất nhiều vô kể. Đào xuống khoảng 20cm là bắt được sùng đất. Mình săn sùng đất có nguồn thu nhập cao, còn chủ đất cũng vui vì đất “sạch” hơn...".

Không giống như vẻ bề ngoài xấu xí, sùng đất được ví là "hải sâm" trên cạn được nhiều đàn ông tìm mua. Khi được chế biến kiểu chiên, xào... món sùng đất ăn rất ngon, có vị ngọt, béo, đầy bổ dưỡng.

Tuy có hình thù xấu xí, nhưng sùng đất được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích vì rất bổ dưỡng. Ảnh: Ngọc Viên

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/sung-a48047.html