Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin ở mọi lĩnh vực của cuộc sống đồng thời nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư phần mềm, lập trình viên đang tăng lên từng ngày. Hiện nay, một trong những vị trí “hot” được nhiều người tò mò và quan tâm đó là Developer, gọi tắt là Dev. Tuy vậy nhiều người vẫn chưa nắm rõ Dev là nghề gì? Làm dev là gì? Những tố chất nào cần có của một nhân viên Developer hay cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành nghề này. Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Aptech nhé!
Dev là cách gọi tắt của từ “Developer”, là tên gọi chung cho một lập trình viên hoặc kỹ sư phần mềm. Họ sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo, duy trì và sáng tạo ra các chương trình cho máy tính, điện thoại, phần mềm… Nói một cách dễ hiểu, thì Dev là người chỉ đạo và xử lý mã lập trình để có thể tạo ra phần mềm máy tính hoàn chỉnh nhất. Những lập trình viên được coi là chìa khóa để mở khóa phát triển ứng dụng phần mềm. Các lập trình viên thường được ví von như những nhạc trưởng về khả năng chỉ huy dàn nhạc và tạo ra những bản nhạc hoàn hảo nhất.
Những người làm lập trình hay các kỹ sư phần mềm hầu hết đều thành thạo và hiểu biết về máy tính cũng như nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Tuy vậy, cũng có nhiều lập trình viên bị coi là “hacker” khi sử dụng các kiến thức vào những công việc không hợp pháp. Đây được xem là một công việc có tương lai tươi sáng và được nhiều bạn trẻ đam mê lập trình yêu thích, theo đuổi.
Nhìn chung, công việc của một Developer là tạo ra những phần mềm mới cho công ty hoặc khách hàng. Công việc của một lập trình viên thường được phân chia và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể: lập trình web, lập trình cơ sở dữ liệu, lập trình hệ thống, lập trình di động, lập trình trò chơi. Các nhiệm vụ mà một Developer cần phải hoàn thành gồm:
Sau khi nắm rõ được khái niệm và những công việc cần làm của một Developer. Nếu bạn có quan tâm và muốn “bén” duyên với ngành nghề này thì dưới đây là một số tố chất mà bạn cần trang bị cho mình, cụ thể:
Trong các dự án phát triển phần mềm, mỗi lập trình viên có một vai trò, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau tùy theo chuyên môn của họ trong một dự án. Tuy nhiên, bạn không chỉ phải làm phần việc của mình mà còn phải làm việc với các đồng nghiệp khác để đưa ra, thống nhất được các ý tưởng. Nhiều người nghĩ rằng làm việc trong lĩnh vực này là chỉ làm việc một mình, nhưng thực tế bạn cần rèn luyện tinh thần đồng đội, kỹ năng làm việc nhóm để đạt được hiệu quả công việc chung.
Để có thể phối hợp ăn ý với đồng nghiệp thì những nhà lập trình cần trau dồi cho mình khả năng giao tốt. Điều này có thể giúp cho công việc của bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhất là đối với những dự án lớn cần chia sẻ và thảo luận, trao đổi thông tin với nhiều người. Kỹ năng này giúp cho mọi thông tin, ý kiến, nhận xét được truyền đạt nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và thu hút sự tập trung của mọi người.
Các công việc trong ngành CNTT, bao gồm cả Dev đều đòi hỏi mức độ cẩn thận, tỉ mỉ và chú ý đến từng chi tiết rất cao. Chỉ với một sai lầm nhỏ nhất cũng có thể khiến sản phẩm hoặc dự án của bạn bị lỗi hoặc mất khá nhiều thời gian để sửa chữa. Vì vậy, để làm tốt công việc của một nhà lập trình hay kỹ sư phần mềm thì bạn cần phải rèn luyện thói quen tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi việc.
Kỹ năng tư duy sáng tạo và làm việc logic được xem là một trong những tố chất rất quan trọng đối với những người chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển các chương trình và phần mềm mới. Khả năng thiết kế, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, làm việc logic là những kỹ năng cần trau dồi để có thể tạo ra một sản phẩm đồng thời có cả tính thẩm mỹ, sự độc đáo, sáng tạo và hữu ích. Nếu bạn có năng khiếu hay giỏi trong việc sáng tạo, tư duy làm việc logic, hãy mạnh dạn thử sức và tiến sâu trong ngành nghề lập trình này nhé.
Với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghệ như hiện nay thì những kiến thức về công nghệ cần được cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Vì vậy, các bạn trẻ muốn phát triển được với nghề lập trình thì hãy luôn cố gắng tiếp thu và học hỏi nhiều kiến thức, cũng như thường xuyên rèn luyện kỹ năng tự học, cập nhật kiến thức mới, rèn giũa bản thân thì chắc chắn trình độ chuyên môn của bạn sẽ được cải thiện và ngày càng nâng cao.
Là một phần của dự án tổng thể, bạn phải có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao với chất lượng và thời gian đạt yêu cầu. Nếu một bộ phận không tốt, điều này có thể dẫn đến sự trì trệ và kém chất lượng cho toàn bộ sự phát triển của dự án. Đồng thời với đó, những người có trách nhiệm luôn được người khác tin tưởng và giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, bạn nên thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Công việc của một developer có thể rất bận rộn khi họ cần hoàn thiện sản phẩm hoặc làm việc với các vị trí khác để sửa lỗi trong sản phẩm. Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, việc cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi sẽ trở nên khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, vì vậy việc thành thạo khả năng quản lý thời gian này là rất quan trọng.
Do tính chất của công việc lập trình lúc nào cũng phải viết code rất phức tạp và tốn thời gian nên đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì, tinh thần không bỏ cuộc trước khó khăn. Nếu không có sự kiên trì, tinh thần không bỏ cuộc thì sẽ khó có thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng hoàn hảo đồng thời khó gắn bó và phát triển trong nghề lập trình này. Chính vì vậy, hãy rèn luyện tinh thần quyết tâm, không bỏ cuộc để hoàn thành tốt công việc và nhận được kết quả như mong muốn trong công việc của mình.
Developer thường có nhiều cơ hội làm việc cho các công ty thiết kế phần mềm, công ty công nghệ và bộ phận CNTT. Thêm vào đó, với ngành nghề này bạn cũng có thể làm việc trực tiếp từ văn phòng công ty hoặc tại nhà (tùy theo chế độ của từng công ty).
Môi trường làm việc phù hợp cho những ai muốn tham gia dự án lớn ở nước ngoài. Các công ty gia công phần mềm có sự tách biệt rõ ràng và chuyên biệt hóa các bước thực hiện. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế khiến bạn dễ bị “ngộp” với quá nhiều dự án hoặc không có nhiều dự án đủ lớn nên dễ bị thất vọng.
Môi trường khởi nghiệp là cơ hội để các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên mới ra trường trải nghiệm và phát huy tối đa kỹ năng cũng như năng lượng của mình trong công việc. Tuy nhiên, với công ty startup bạn sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau kể cả những công việc không liên quan tới chuyên môn.
Không có nhiều công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam, nhưng mô hình này sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai. Nếu có cơ hội làm việc trong một công ty đa quốc gia, các nhà lập trình sẽ luôn được trải nghiệm quy trình làm việc chuyên nghiệp, bài bản và luôn có sự cập nhật về công nghệ. Mức lương tại các công ty này thường rất cao, nhưng cũng có nhiều yêu cầu về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.
Các tổ chức nhà nước: So với các loại hình công ty khác, làm việc cho chính phủ ít căng thẳng hơn và ít thời gian rảnh hơn, nhưng lương không cao bằng. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp do chính phủ điều hành, có tổ chức, bạn có thể mong đợi sự ổn định lâu dài và tiềm năng đầu tư phát triển.
Ở Việt Nam cũng như những nơi khác, Developer là một trong những ngành nghề có thu nhập cao đến rất cao. Nguyên nhân là do tính chất nghề nghiệp của công việc, đòi hỏi lượng lớn chất xám và thể lực. Tuy nhiên, mức lương của mỗi Dev tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn và công ty bạn làm việc.
Mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm là 6 - 8 triệu đồng/ tháng. Đối với các lập trình viên cấp cao trở lên với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc, mức lương sẽ cao hơn đáng kể, 40-50 triệu đồng / tháng. Nhìn chung, đây là mức lương cao hơn nhiều so với mức lương trung bình của các ngành nghề khác tại Việt Nam.
Hiện nay, lộ trình phát triển của một Developer thường được chia ra làm 5 cấp bậc, bao gồm: Junior, Senior, Leader Developer, Mid-level Manager và Senior Leader.
Trên đây, là những chia sẻ của FPT Aptech nhằm tìm ra đáp án cho câu hỏi Dev là nghề gì cũng như những băn khoăn, thắc mắc của hầu hết mọi người về ngành Dev. Hy vọng, thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một Developer từ đó trang bị hành trang cho bản thân để theo đuổi mục tiêu công việc trong tương lai. Nếu có bất cứ thắc mắc hay băn khoăn như aptech là trường gì, tuyển sinh aptech, học phí aptech,… vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/nghe-dev-a45219.html