Lễ cúng Rằm tháng Giêng chẳng cần mâm cao cỗ đầy. Thay vào đó, phải làm sao cho chỉn chu, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, đặc biệt với các gia đình trẻ ít người.
Hãy cùng tham khảo mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng sau đây:
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng
- Gà luộc
- Xôi gấc
- Bánh trôi nước
- Các món chiên: nem rán, tôm, chim quay...
- Các món xào: thịt bò xào cần tỏi, rau củ xào, lợn xào, sườn xào chua ngọt, hải sản xào...
- Các món canh: canh bóng thập cẩm, canh măng miến, canh thịt, canh móng giò, canh khoai tây...
- Các món nộm: dưa hành muối chua, nộm bò khô, nộm dưa chuột, nộm gà xé phay...
Người xưa thường cúng rằm tháng Giêng theo mâm cỗ 4 bát 4 đĩa, 4 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa. Các nguyên liệu làm món ăn cũng có thể linh hoạt, tùy điều kiện của từng gia đình, nhưng tất cả đều thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn và tấm lòng thành kính, tri ân Phật, thánh, tổ tiên.
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
- Hoa quả
- Bánh trôi nước
- Chè xôi
- Các món đậu
- Rau củ quả luộc hoặc xào
- Nấm chiên
- Canh rau củ quả hầm
Đặc biệt, trong mâm cỗ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Nhiều gia đình không muốn sát sinh trong ngày rằm tháng Giêng nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, nên làm đồ thuần chay, không dùng đồ chay giả mặn để đảm bảo sự tôn nghiêm của lễ cúng và sự thành kính đối với thần linh, chư Phật, tổ tiên.
Lưu ý: Ngoài thức ăn, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu…
Trên đây là bài viết gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng năm 2024 chuẩn nhất. Hy vọng rằng với thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp bạn chuẩn bị nghi lễ cúng rằm đúng chuẩn để cầu một năm mới hanh thông, trôi chảy.
Tổng hợp
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/mam-com-cung-ram-thang-gieng-2024-a45060.html