Cổng Tam quan bằng gỗ lim, gỗ sến bề thế nhất Việt Nam của chùa Thanh Lương ở Hà Tĩnh

Toàn cảnh chùa Thanh Lương, thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) từ trên cao nhìn xuống. Ảnh: PV

Cổng tam quan, chùa Thanh Lương (thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) có chiều cao hơn 15m, rộng 13m, được làm bằng gỗ tứ quý với 16 cột trụ. Ảnh: PV

Đại đức Thích Quảng Nguyên - Ủy viên Thường trực Ban trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh, trụ trì chùa Thanh Lương. Ảnh: PV

Cổng Tam quan, chùa Thanh Lương được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, sến do các thợ giỏi tuyển chọn khắp cả nước về chạm trổ với nhiều họa tiết tinh xảo. Ảnh: PV

Chùa Thanh Lương rộng 3,5 ha, bên cạnh dòng sông Lam, gần QL 1A, giáp phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh thuộc quần thể Di tích văn hóa Nguyễn Du. Ảnh: PV

Cổng Tam quan có 4 cột chính (mỗi cột cao hơn 13 m, đường kính 1,3m); 4 cột con (cao từ 5 - 11m, có đường kính từ 0,7 - 0,9m). Tông 16 cột đều được đặt trên tảng đá hoa sen hình vuông, chạm khắc cầu kỳ. Ảnh: PV

Đầu rồng được chạm trổ trên gỗ gắn ở các cột trụ. Ảnh: PV

Dãy nhà thư viện được làm bằng gỗ tứ thiết, với nét chạm trổ tinh tế. Ảnh: PV

3 bảo tháp thờ phụng 3 vị Hòa Thượng thọ trên 100 tuổi trong khuôn viên chùa Thanh Lương. Ảnh: PV

Cận cảnh cổng Tam quan chùa Thành Lương (Hà Tĩnh), được làm bằng gỗ lim "khủng" - Ảnh 11.

Chùa Thanh Lương là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân, phục vụ nhu cầu tham quan, lễ Phật của du khách khắp mọi miền đất nước. Ảnh: PV

Chùa Thanh Lương thường tổ chức khóa tu an lạc, tư vấn mùa thi cho thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh đến tham gia, giáo dục đạo đức, hướng thiện cho các em. Ảnh: PV

Cận cảnh cổng Tam quan chùa Thành Lương (Hà Tĩnh), được làm bằng gỗ lim "khủng" - Ảnh 13.

Trao đổi với PV Dân Việt, Đại đức Thích Quảng Nguyên - Ủy viên Thường trực Ban trị sự kiêm Trưởng ban Kinh tế Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh, trụ trì chùa Thanh Lương, cho biết: "Chùa Thành Lương là 1 ngôi cổ tự có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của Đức vua Lý Thái Tổ tên là Lý Nhật Quang dựng lập khi vào trấn giữ Hoan Châu. Ngôi cổ tự này trước đây là nơi để các Vua đến lễ Phật cầu kinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Được được sự cho phép của các cấp chính quyền và Giáo hội Phật giáo Hà Tĩnh, kêu gọi phát tâm của Phật tử, các doanh nghiệp trên địa bàn, nên chùa ngày được trùng tu khang trang. Hàng năm, chùa cũng tham gia các chương trình thiện nguyện, trao hàng trăm xuất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trên địa bàn và các tỉnh khác. Ảnh: PV

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/cong-tam-quan-go-a44793.html