BỆNH MẠCH VÀNH VÀ CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Bệnh mạch vành là căn nguyên tử vong số 1 trong số các bệnh lý tim mạch và có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh ở Việt Nam. Sự hiểu biết cần thiết về bệnh sẽ giúp cho việc phát hiện bệnh được sớm, phòng bệnh và điều trị có hiệu quả hơn.

BỆNH MẠCH VÀNH LÀ GÌ?

Bệnh mạch vành là tình trạng các mạch máu chính cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa, khiến lưu lượng máu đến tim giảm đi.

Bệnh có 2 thể là hội chứng động mạch vành cấp và bệnh động mạch vành mạn:

ảnh minh họa bệnh mạch vành

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH MẠCH VÀNH

Đau thắt ngực là biểu hiện quan trọng nhất giúp nhận biết bệnh mạch vành tim. Bệnh nhân lên cơn đau thắt ngực có cảm giác như tim bị bóp chặt, thắt nghẹt, đè ép hoặc đôi lúc khó chịu âm ỉ trong lồng ngực. Vị trí đau thường gặp là sau xương ức, vùng giữa ngực hoặc vùng tim. Dấu hiệu đau thắt ngực có thể xuất hiện tại chỗ hoặc lan lên vùng cổ, hàm, vai, cánh tay trái. Cơn đau thường chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn chừng 10-30 giây hoặc vài phút.

Tình trạng này xảy ra khi gắng sức, đi bộ leo dốc, căng thẳng, stress, cơn đau kéo dài vài phút (3 - 5 phút), thường dưới 15 phút và hiếm khi xảy ra chỉ vài giây. Cơn đau thường lan lên cổ, hàm, hai vai, cánh tay trái hoặc lan sau lưng. Đặc biệt cơn đau giảm khi ngồi nghỉ hoặc ngậm thuốc nitrate.

Nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút, xảy ra lúc nghỉ là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim cấp, cần đến bệnh viện ngay để được điều trị tích cực sớm.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác gợi ý suy mạch vành như:

đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC BỆNH LÝ VỀ MẠCH VÀNH

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lý mạch vành là do mảng xơ vữa làm nghẽn lòng động mạch vành. Các yếu tố nguy cơ chính làm tăng xơ vữa động mạch gồm:

Ngoài ra, những người có các yếu tố dưới đây dễ tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành:

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH MẠCH VÀNH

Để chẩn đoán bệnh mạch vành mạn bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi bệnh sử, hỏi các yếu tố nguy cơ chính đưa đến bệnh mạch vành, khám lâm sàng, nghe tim phổi và kết hợp với các cận lâm sàng chuyên biệt giúp chẩn đoán xác định bệnh.

Các cận lâm sàng cần làm để đánh giá và chẩn đoán bệnh mạch vành mạn gồm:

BỆNH MẠCH VÀNH NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh động mạch vành có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH

Trước hết, bệnh nhân cần phải ngừng ngay lập tức mọi hoạt động gắng sức và nghỉ ngơi ngay lập tức. Kế đến, sử dụng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi để kịp thời khống chế sự cấp tính của bệnh. Sau đó, nhờ đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là các động tác vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa quyết định giúp cứu sống bệnh nhân. Đôi khi chỉ cần chậm trễ một chút hoặc bệnh nhân cố gắng sức thêm chút nữa cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Để chữa trị bệnh mạch vành tim, đầu tiên bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa, tức là điều trị bằng thuốc, nhằm mục tiêu điều trị triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Bệnh nhân cần phải phối hợp với điều trị không dùng thuốc để loại bỏ các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm:

Điều trị các căn bệnh liên quan đến mạch vành bằng phương pháp nào phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm mục tiêu tăng cường cung cấp máu cho tim, giảm triệu chứng và kéo dài đời sống người bệnh, bao gồm:

Thay đổi lối sống

Người bệnh phải ngưng thuốc lá, tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần, giảm cân nếu dư cân hay béo phì, chế độ ăn tốt cho tim mạch, giảm rượu bia.

Điều trị bằng thuốc

Cần uống thuốc đều đặn và lâu dài, trong đó thuốc chống kết tập tiểu cầu phải uống suốt đời, đặc biệt ở người đã có nhồi máu cơ tim, có đặt stent hay mổ bắc cầu mạch vành.

Can thiệp động mạch vành qua da và đặt stent

Stent động mạch vành là những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng mạch vành, nhằm mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp lại.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch làm cầu nối bắc qua vị trí mạch vành tổn thương, nối phía sau đoạn hẹp; như vậy máu sẽ được cung cấp cho vùng cơ tim bị thiếu máu sau chỗ hẹp thông qua cầu nối mới.

Sau khi đặt stent hoặc mổ bắc cầu người bệnh cần uống thuốc đều đặn, thay đổi lối sống để tránh bị tái hẹp, tắc trong stent hay cầu nối mạch vành.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH MẠCH VÀNH

Tuân thủ lối sống lành mạnh

Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.

Điều trị tốt các bệnh lý đi kèm

Mặc dù bệnh chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng những năm gần đây nhóm đối tượng trẻ tuổi (đặc biệt là những người trong độ tuổi 40-45) được chẩn đoán mắc bệnh ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng thừa cân béo phì, lối sống ít vận động, chế độ ăn uống/sinh hoạt thiếu học và hút thuốc lá ở người trẻ tuổi.

Một nguyên nhân khác chính là đa số người trẻ quan niệm bệnh mạch vành chỉ gặp ở người lớn tuổi. Thế nên, họ không quan tâm đến những yếu tố nguy cơ của bệnh, không tầm soát phát hiện bệnh sớm, khiến hiệu quả điều trị không cao.

ảnh minh họa

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ

Có 2 chiến lược phòng ngừa (hay dự phòng) bệnh: Dự phòng tiên phát (nghĩa là dự phòng không cho bệnh xảy ra) và dự phòng thứ phát (tức là dự phòng không cho bệnh tái diễn). Tuy nhiên, dù là cách dự phòng nào cũng cần phải thay đổi các thói quen hay lối sống như: Bỏ thuốc lá (nếu hút thuốc); tập thể dục thường xuyên và thích hợp: tốt nhất là 1 giờ/ngày, ít nhất 3 ngày/tuần; tránh các stress (căng thẳng trong cuộc sống, công việc); ăn giảm muối, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật; hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tránh tăng cân.

Điều trị tốt một số bệnh lý có liên quan trực tiếp đến bệnh động mạch vành như: đái tháo đường; tăng huyết áp; rối loạn lipid máu và béo phì.

Tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân cần dự phòng tái phát bệnh.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/benh-dong-mach-vanh-a43578.html