Bướu máu ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh

Bướu máu hay u mạch máu, là khối u lành tính phổ biến ở trẻ sơ sinh. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, trong đó ước tính có 60-70% tổn thương được tìm thấy ở vùng đầu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bướu máu ở đầu? Triệu chứng của bệnh là gì? Có những cách chẩn đoán và điều trị nào hiệu quả? Tất cả thông tin sẽ có ở bài viết dưới đây với sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ CKII Nguyễn Đỗ Trọng - khoa Nhi, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Bướu máu ở đầu

Bướu máu ở đầu là gì?

Bướu máu là một dạng khối u lành tính (không phải ung thư) được tạo nên khi có sự tăng sinh nhanh chóng một cách bất thường của các tế bào lót trong mạch máu hay còn gọi là tế bào nội mô. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, có thể xuất hiện khi trẻ vừa chào đời hoặc vài tuần sau khi sinh. Bướu máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, ước tính có khoảng 80% trường hợp bướu máu xuất hiện ngoài da, trong đó có 60-70% tập trung ở vùng đầu. (1)

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tất cả các dạng bướu máu trong đó bao gồm cả bướu máu ở đầu đều phát triển mạnh mẽ trong 5 tháng đầu đời của trẻ. Bướu máu sẽ đạt 80% kích thước tối đa khi trẻ 3 tháng tuổi. Sau giai đoạn này bướu máu sẽ bắt đầu ngừng tăng sinh và thoái triển. Khoảng 50% bướu máu thoái triển sau 5 tuổi và biến mất hoàn toàn khi trẻ 7-10 tuổi.

Nguyên nhân gây bướu máu ở đầu

Nguyên nhân chính xác gây ra bướu máu ở trẻ sơ sinh hoặc tỷ lệ nguy hại của bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên bướu máu không phải bệnh di truyền và không bị ảnh hưởng bởi thuốc men hay thức ăn của mẹ bầu trong thai kỳ. Các bé gái có tỷ lệ mắc bệnh bướu máu cao gấp 3-5 lần bé trai. Bên cạnh đó, những đứa trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có nhiều khả năng mắc bệnh bướu máu hơn những đứa trẻ bình thường.

Triệu chứng bướu máu ở đầu

Thông thường vị trí của bướu máu sẽ xuất hiện ở ngoài da, chúng có màu đỏ tươi hoặc tím, nổi gồ lên phía trên bề mặt da và sần sùi. Đối với bướu máu ở đầu, các vết bướu có thể nhỏ như đầu ngón tay hoặc xuất hiện thành từng mảng lớn khoảng 20cm. Đa phần các khối bướu máu thường lành tính và không làm trẻ đau.

Ngoài ra, bướu máu có thể xuất hiện ở các cơ quan bên trong cơ thể như gan, thận,… và không gây ra triệu chứng nào nên rất khó phát hiện ra. Các bướu máu này thường được tình cờ tìm thấy khi trẻ làm những xét nghiệm hoặc siêu âm vì một vấn đề nào khác.

Bướu máu ở đầu thường xuất hiện ngoài da
Bướu máu ở đầu thường xuất hiện ngoài da có màu đỏ tươi hoặc tím.

Bướu máu ở đầu có nguy hiểm không?

Bướu máu thường là bệnh lành tính và có xu hướng teo lại rồi từ từ biến mất khi trẻ lớn. Rất ít trường hợp bướu máu tồn tại và phát triển to ra. Đặc biệt, bướu máu thường xuất hiện ngoài da nên dễ phát hiện giúp bác sĩ có phương án theo dõi và điều trị kịp thời. Do đó, hầu hết các bướu máu thường gặp ở trẻ em đặc biệt là bướu máu ở đầu ít gây nguy hiểm đến tính mạng và không gây đau đớn cho trẻ. (2)

Khi nào nên điều trị bướu máu ở đầu?

Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu bướu máu có kích thước lớn, nằm trên đầu hoặc gần mặt ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm lý của trẻ khi lớn lên thì ba mẹ có thể cân nhắc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Nhi về các phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của trẻ.

Lưu ý ba mẹ không tự ý điều trị tại nhà để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra đồng thời khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Chẩn đoán bệnh bướu máu ở đầu

Để tránh bị nhầm lẫn với các dị dạng mạch máu khác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán bướu máu bằng mắt thường hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm lâm sàng (nếu cần).

Với các bướu máu trên da như ở đầu, tay, chân, mặt,… bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp khối bướu đồng thời tìm hiểu về tiền sử sức khỏe người bệnh, thời điểm phát hiện bướu máu cũng như các triệu chứng đã xảy ra trên cơ thể người bệnh.

Riêng với các bướu máu nằm ở vị trí đặc biệt như mắt, mũi, họng, tai,… hoặc nghi ngờ có bướu máu xuất hiện bên trong cơ quan nội tạng thì lúc này người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số phương pháp chẩn đoán lâm sàng bao gồm:

Điều trị bướu máu ở đầu

Đa số các trường hợp bướu máu đều có xu hướng co lại và tự biến mất khi trẻ lớn lên nên các phương pháp điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên với những bướu máu có kích thước lớn, nằm ở trị trí ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ hoặc cản trở chức năng hoạt động của các bộ phận khác thì có thể áp dụng một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như:

1. Phương pháp không phẫu thuật

Được áp dụng cho các bướu máu nằm trên bề mặt da, có kích thước từ vừa đến nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả, phụ huynh cần tuân theo chỉ định về liều lượng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, không tự ý thêm hoặc ngừng thuốc để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Dưới đây là một số phương pháp không phẫu thuật được nhiều bác sĩ lựa chọn để điều trị bướu máu ở đầu, cụ thể:

điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da
Trẻ em bị bướu máu có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da.

2. Phương pháp phẫu thuật

Trên thực tế, phương pháp phẫu thuật rất ít khi được sử dụng, tuy nhiên trong một số trường hợp bướu máu gây ra các triệu chứng nghiêm trọng vẫn có thể cân nhắc việc điều trị bằng phẫu thuật.

Theo đó, mục tiêu của phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ bướu máu ra khỏi cơ thể. Biến chứng phổ biến nhất của phương pháp này là xuất huyết kèm theo tỷ lệ tái phát rất cao.

Khi nào nên đưa trẻ bị bướu máu ở đầu đến cơ sở y tế?

Ba mẹ hãy thường xuyên sức khỏe của con cũng như tình trạng của khối bướu máu. Khi nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, sốt cao, bề mặt khối bướu bị loét, rỉ máu… hãy đưa bé đến bệnh viện khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa tiếp nhận và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, những trường hợp đang điều trị bướu máu bằng thuốc tại nhà ba mẹ không được tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều dùng đột ngột khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

>>>Tham khảo thêm: Bướu máu ở lưỡi là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Địa chỉ khám và điều trị đáng tin cậy cho trẻ bị bướu máu ở đầu

Bướu máu là bệnh lý lành tính và phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, việc lựa chọn địa điểm để thăm khám và điều trị bướu máu cho trẻ được rất nhiều ba mẹ quan tâm.

Hiện nay, khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh Nhi được nhiều ba mẹ tin tưởng lựa chọn. Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại nhi cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng cho Nhi khoa, khoa Nhi - BVĐK Tâm Anh luôn đặt mục tiêu giúp trẻ đẩy lùi bệnh tật, lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Tính đến nay, Phòng khám Ngoại Nhi thuộc Khoa Nhi - BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã thực hiện thành công nhiều ca bệnh ở trẻ em như:

Để đặt lịch khám, theo dõi và điều trị tại Phòng khám Ngoại Nhi thuộc khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, ba mẹ có thể liên hệ đến thông tin:

Bướu máu ở đầu nói riêng và bướu máu ở trẻ em nói chung tuy là bệnh lành tính nhưng vẫn tồn tại nguy cơ gây nên những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như tâm lý của trẻ khi lớn lên. Do đó, trẻ có bướu máu cần được thăm khám sớm và điều trị bằng phương pháp phù hợp để hạn chế tổn thương cho trẻ.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/buou-mau-la-gi-a43451.html