Lý do có câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”

Đối với mỗi người dân Việt Nam, Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất, không thể bỏ qua trong những ngày đầu năm. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này. Vậy hãy cùng 80FOODS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhằm trả lời cho câu hỏi ở trên nhé!

Thời gian diễn ra Rằm tháng Giêng năm 2021?

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) năm nay diễn ra vào ngày 15 tháng 01 Âm lịch, tức thứ Sáu ngày 26/2/2021.

Theo các chuyên gia tâm linh, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 Âm lịch đều được. Bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 Âm lịch.

Có gia đình bận rộn, không sắp xếp được công việc để cúng vào giờ chính Ngọ ngày 15/1 Âm lịch thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng.

Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 Âm lịch.

Tuy nhiên, ngoài 2 ngày này (14 và 15 Âm lịch), gia chủ không nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác vì sẽ mất linh.

Ý nghĩa Rằm tháng Giêng?

Tết Nguyên Tiêu còn được cho là ngày các gia đình tổ chức đoàn viên và tụ họp cùng nhau thưởng trà và ăn bánh trôi nước. Một phần vì sao mà Tết Nguyên Tiêu mang nhiều ý nghĩa khá giống với Tết Nguyên Đán, bởi ngoài ra nó còn được nhắc đến là một cái “Tết muộn” cho những người con xa hương hay trong nhà có người đau ốm kiêng không được đón tất niên với gia đình.

Chính vì thế Rằm tháng Giêng không chỉ để tri ân và tỏ lòng thành kính với các vị Thần Phật, gia tiên mà còn là dịp để các gia đình có thời bên nhau đi chùa khấn cầu và thả hoa đăng với mong ước về năm mới có được nhiều điều may mắn và an lành.

Mâm cỗ Rằm tháng Giêng có gì đặc biệt?

Nên mua hoa tươi để dâng trên bàn thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng bàn thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình người Việt thường sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.

Nhiều gia đình có bàn thờ Phật còn sắm lễ cúng Phật. Đó là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi.

Theo quan niệm dân gian, các đồ dùng để đựng các lễ cúng như bát, đĩa, đũa, thìa,... cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng chung đồ cúng với các việc khác trong gia đình. Bởi đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Một số điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng:

Kiêng để có tiếng khóc trong nhà: Người xưa thường nói “đi lễ quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” nhằm chỉ sự quan trọng của ngày này. Chính vì vậy, trong ngày này bạn nên kiêng để trẻ con khóc, bởi trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.

Không đến nơi nhiều âm khí: Trong ngày Rằm tháng Giêng bạn không nên đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém, sẽ bị vận xui đeo bám.

Kiêng đổ vỡ đồ đạc: Trong ngày Rằm tháng Giêng bạn nên tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn, mọi việc diễn ra khó lòng như ý.

Kiêng chi nhiều tiền bạc: Trong ngày này bạn nên mang ít tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi. Đồng thời, bạn cũng nên kiêng kỵ không nên cho vay mượn tiền trong thời gian kẻo mất đi lộc khí.

Kiêng mặc quần áo đen trắng: Trong ngày này bạn nên mặc quần áo màu sắc tươi tắn một chút, nên kiêng mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.

Kiêng để hết gạo hết lửa trong nhà: Ngày Rằm tháng Giêng là ngày đặc biệt trong năm nên bạn không được để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để trong nhà hết lửa bởi lửa tượng trưng cho sự may mắn, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình bạn.

Kiêng không ăn những món nặng mùi: Trong ngày này bạn nên kiêng ăn thịt chó, mắm tôm, vịt, mực hoặc những đồ hải sản nặng mùi. Bởi những món ăn này sẽ mang lại điều không may mắn cho gia đình bạn.

Kiêng không cắt tóc nhổ răng: Người xưa thường nói rằng “cái răng cái tóc là góc con người” nên trong ngày này bạn không nên cắt tóc nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của mình.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/cung-ram-ngay-14-co-duoc-khong-a42769.html