Thục quỳ (mãn đình hồng): Vị thuốc quý với nhiều công dụng

2. Đặc điểm sinh thái

Thục quỳ là loại cây thân thảo thu hoạch 2 năm một lần, thân mọc thẳng đứng có thể cao tới 2m. Lá mọc so le, hình tim với phiến lá lớn, xẻ khoảng 5 - 7 thùy. Chiều rộng lá có thể lên tới 30cm, mặt trên của lá có lông mềm. Hoa mãn đình hồng có màu tím, đỏ, hồng, vàng và đôi khi có màu pha trắng. Hoa thường mọc thành cụm ở ngọn cây, cuống ngắn và to. Hoa thường có kích thước lớn 10 - 15 cm với các cánh hoa xếp sát nhau và xòe ở phần đầu. Quả hình đĩa nằm trong đài, chứa 15-20 hạt nhỏ màu nâu đen, hình bầu dục, dẹt.

Thục quỳ mọc ở vùng ôn đới hoặc khu vực cao nguyên của vùng nhiệt đới, thích hợp với điều kiện thời tiết mát mẻ và nhiều ánh nắng. Chúng có nguồn gốc từ ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Ấn Độ, di thực vào Châu Âu từ thế kỉ 15. Ở Việt Nam, các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang và cao nguyên Lâm Đồng là những khu vực trồng nhiều dược liệu này. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 15 loài thục quỳ, ở Việt Nam chỉ tìm thấy một loại duy nhất.

hoa thục quỳ

Cách dùng và thành phần hóa học

1. Bộ phận dùng, tác dụng và cách dùng thục quỳ

Cả hoa, lá, thân, rễ và hạt thục quỳ đều có thể sử dụng làm thuốc.

Hoa được thu hái vào cuối vụ khi hoa nở rộ và to, phơi khô trong bóng râm. Rễ sau khi thu hoạch vào mùa thu đông sẽ được rửa sạch và phơi khô. Lá cây có thể thu hái quanh năm nhưng thường thu hoạch nhiều vào mùa xuân, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Còn đối với hạt thì thường được hái vào mùa hè, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Để bảo quản, dược liệu khô sẽ được đóng kín riêng từng túi hoặc cho vào từng lọ thủy tinh khác nhau. Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp, hơi ẩm và nấm mốc.

2. Thành phần hóa học

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/man-dinh-hong-a42640.html