Ngành Tâm lý học là gì?

Ngành tâm lý học đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên và cả phụ huynh. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ “Ngành Tâm lý học là gì?”. Cùng trường Đại học Đại Nam trả lời câu hỏi “Ngành Tâm lý học là gì?” nhé!

Ngành Tâm lý học là gì?

Ngành tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người. Ngành Tâm lý học bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, như:

Tâm lý học là một ngành khoa học quan trọng, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng: Giáo dục, Y tế, Nhân sự, Tư vấn, Kinh Doanh, Truyền thông, Tổ chức sự kiện...

Hiểu “Ngành Tâm lý học là gì?” giúp các sĩ tử chọn đúng ngành - đúng nghề - đúng tương lai.

Học Tâm lý học ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Làm gì, ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có nhiều lựa chọn công việc. Cụ thể:

Làm việc theo hướng Tâm lý học Tham vấn - Trị liệu

- Trợ lý tâm lý tại các trung tâm tham vấn, trị liệu;

- Kỹ thuật viên tâm lý tại bệnh viện có chuyên khoa Tâm lý lâm sàng, Tâm thần, Tâm bệnh hoặc bệnh viện chuyên khoa Tâm thần;

- Nhà tham vấn, trị liệu tâm lý độc lập;

- Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường, chuyên viên tham vấn hướng nghiệp tại các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, trung tâm, công ty, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng;

- Cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.

Làm việc theo hướng Tâm lý học Tổ chức - Công nghiệp

- Chuyên viên đào tạo nội bộ về kỹ năng cho cá nhân, nhóm và tổ chức

- Chuyên viên tư vấn quản trị tổ chức

- Nhà tâm lý độc lập tham gia vào tuyển dụng và đánh giá nhân sự của các tổ chức

- Nhà tâm lý tham vấn tại các doanh nghiệp, tổ chức;

- Người khởi nghiệp tự thành lập các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học, xây dựng các dự án nhằm tối ưu hiệu suất lao động bền vững trong tổ chức hoặc sáng tạo nội dung về tâm lý ứng dụng trên các nền tảng mạng xã hội.

Ngoài ra, Cử nhân ngành Tâm lý học có thể đảm nhận các vị trí: Cán bộ giảng dạy tại cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học; nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nhà nước có nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý.

Lương bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm dành cho Cử nhân ngành Tâm lý học dao động từ 8 - 12 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ tăng lên theo kinh nghiệm làm việc.

Sinh viên có kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc trong lĩnh vực tâm lý học sẽ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn.

Lợi thế khi học Tâm lý học tại trường Đại học Đại Nam

1. Thời gian đào tạo ngắn

Sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam chỉ mất 03 năm (9 kỳ) để hoàn thành chương trình đào tạo. Thời lượng học được rút ngắn tạo ra sự linh hoạt mà vẫn đảm bảo người học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Ra trường sớm giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm, thăng hạng “kỹ năng”; tiết kiệm thời gian học lên cao nếu có nhu cầu.

2. Chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành, thực tiễn

Trường Đại học Đại Nam tập trung đào tạo ngành Tâm lý học với 2 chuyên ngành chính là: Tâm lý học Tham vấn - Trị liệu, Tâm lý học Tổ chức - Công nghiệp.

Chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành, thực tế. Sinh viên được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, seminar, webinar... do các chuyên gia, giảng viên với kinh nghiệm thực tiễn cao.

Nhà trường thành lập Phòng Tham vấn Tâm lý và có kế hoạch xây dựng các chương trình phòng ngừa, hỗ trợ cho sinh viên của Nhà trường theo chủ đề, chủ điểm và thường xuyên trong suốt năm học. Do đó, người học có cơ hội được quan sát, học hỏi, trải nghiệm, thực hành dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia trong suốt quá trình rèn nghề.

Đồng thời, sinh viên ngành Tâm lý học có cơ hội nghiên cứu, thực hành thực tế, thực tập thông qua tham gia vào các dự án của các tổ chức dân sự xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, doanh nghiệp và được giới thiệu việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3. Thực tập tại các đơn vị uy tín

Sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam có nhiều cơ hội thực tập tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về tâm thần; phòng tham vấn học đường của các trường liên cấp tư thục, quốc tế cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp uy tín; các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ Quốc tế và Việt Nam...

4. Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành

Đội ngũ giảng viên là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa đều có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành từ nhiều trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế.

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức... đội ngũ giảng viên khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục chắc chắn mang đến những bài học thú vị, phương pháp học tập tích cực cho sinh viên.

5. Môi trường học tập năng động, tích cực

Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng mềm, thái độ sống chuẩn mực, tính kỷ luật, thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời.

Môi trường học tập Xanh - Sạch - Đẹp - Hiện đại.

Trường Đại học Đại Nam cam kết minh bạch trong quá trình đào tạo, học thật - thi thật, quyết liệt xử lý các trường hợp gian lận, đảm bảo mọi quyền lợi và sự công bằng cho người học.

6. Cam kết không tăng học phí suốt 3 năm học

Học phí của ngành Tâm lý học hiện là 13,5 triệu đồng/kỳ. Học phí này được giữ nguyên suốt quá trình đào tạo.

7. Nhiều cơ hội nhận học bổng

Trở thành sinh viên ngành Tâm lý học, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng “khủng” của Nhà trường và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng du học và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan...

Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác đào tạo với trường Đại học Minnesota Duluth (Hoa Kỳ).

Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác đào tạo với trường Đại học Creighton.

03 phương thức xét tuyển vào ngành Tâm lý học trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Tâm lý học (mã ngành: 7310401) theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

04 tổ hợp xét tuyển ngành Tâm lý học

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh

C00: Văn, Sử, Địa

D01: Toán, Văn, Anh

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/tam-ly-hoc-la-gi-a40423.html