Trong xu thế phát triển của thời buổi kinh tế thị trường, kinh doanh khách sạn muốn đạt hiệu quả cao thì việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là một hướng đi chiến lược. Ngày nay, ngoài dịch vụ lưu trú, F&B đang là loại hình dịch vụ được nhiều khách sạn đẩy mạnh đầu tư. Vậy F&B là gì? F&B có vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh doanh của khách sạn?
F&B là thuật ngữ viết tắt của từ Food and Beverage Service (hay còn gọi là dịch vụ nhà hàng và quầy uống). Đây là một loại hình dịch vụ chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống cho thực khách.
Công việc của một nhân viên F&B bao gồm:
Ngoài ra, ở các khách sạn lớn, quy mô từ 3-4 sao trở lên, bộ phận F&B còn chịu trách nhiệm về vấn đề ăn uống cho nhân viên tại khách sạn và cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách.
Vai trò của nhân viên F&B:
Tại trường Quốc tế CHM, khóa học đào tạo nghiệp vụ F&B được áp dụng theo bộ tiêu chuẩn kỹ năng VTOS ở các cấp độ khác nhau. Đây là một ưu thế cho những học sinh mới tham gia vào học nghề với 80% thời lượng thực hành, luyện tập như đang làm việc tại một nhà hàng, khách sạn 4-5 sao. Một số kỹ năng có thể kể đến như: kỹ năng lau bóng ly/cốc, bát đĩa, bưng bê, setup bàn ăn, gấp khăn ăn trang trí bàn tiệc; nắm rõ quy trình phục vụ bữa ăn, dọn dẹp bàn ăn, mở và phục vụ rượu vang/ champagne, pha chế các đồ uống tại quầy bar…
Từng theo học nâng cao tại trường Hotelschool Ter duinen Kosksijde tại Bỉ, chuyên ngành Hospitality tại Luxembourg và French cùng hơn 15 năm gắn bó với nghề, cô Chu Thị Dương Tuyền (Tina Chu) sẽ là người truyền lửa và tiếp sức cho các bạn trẻ có đam mê.
Kết thúc khóa học, học viên có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và đăng ký ngay vào các vị trí công việc như: nhân viên phục vụ Bàn (Waiter/ Waitress), nhân viên pha chế (Bartender), nhân viên captain, nhân viên đón khách, nhân viên tư vấn và phục vụ rượu (Sommelier)…. Sau khoảng 2 năm kinh nghiệm tại các vị trí đó, bạn hoàn toàn có khả năng phát triển công việc theo lộ trình như: Nhân viên trưởng dãy -> Trưởng ca -> Giám sát nhà hàng -> Trợ lý quản lý -> Quản lý nhà hàng -> Giám đốc nhà hàng -> Giám đốc bộ phận F&B.
Đăng ký học nghiệp vụ F&B tại đây.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/f-and-b-a37352.html