* Biểu tượng “ngón tay thối” có nguồn gốc từ đâu và vì sao bị “lên án” nếu đưa ra biểu tượng này? (Trần Văn Tam, Hải Châu, Đà Nẵng).
Biểu tượng “ngón tay thối” trên Windows 10 (ảnh trên) và Robbie Williams bị chỉ trích vì giơ “ngón tay thối” ở khai mạc World Cup 2018. (Ảnh cắt từ clip)- Theo Wikipedia tiếng Việt, biểu tượng “ngón tay thối” xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ. Việc giơ ngón tay giữa (thông tục: ngón tay thối) ra trước bị coi là một hành động khiếm nhã, hỗn xược. Đây là cử chỉ mang tính xúc phạm và khinh bỉ, đồng nghĩa với nói “cút đi” hoặc “fuck you”. Ở Đức, người có hành động này có thể bị đưa ra tòa vì tội phỉ báng, nhất là khi giơ ngón giữa với cảnh sát.
Trong tiếng Latin, ngón giữa là Digitus impudicus, có nghĩa là “ngón tay không biết xấu hổ, không đứng đắn hoặc gây khó chịu”. Trong tiếng Anh, ngón tay thối gọi là Finger (hoặc Middle finger), chỉ sự hỗn xược, trơ trẽn với người đối diện.
Đã từng có nhiều người bị công chúng “lên án” vì đưa “bàn tay thối” ra trước đám đông, nhất là ở các sự kiện quan trọng.
Báo Vnexpress.net ngày 15-6-2018 đăng bài Robbie Williams có thể bị phạt tiền vì vụ “ngón tay thối”, nói về ca sĩ người Anh đối mặt mức phạt từ 70 USD tới 1.400 USD vì hành động ở lễ khai mạc World Cup 2018.
Theo đó, Vnexpress.net dẫn theo tờ The Independent (một nhật báo Anh quốc) rằng, Robbie Williams có thể đã vi phạm luật pháp của Nga với hành động giơ “ngón tay thối” khi biểu diễn ở lễ khai mạc World Cup tối 14-6. Hồi tháng 7-2014, một đạo luật được ban hành, trong đó cấm nghệ sĩ sử dụng từ chửi thề khi hoạt động nghệ thuật. Người vi phạm sẽ bị phạt từ 70 USD tới 1.400 USD, tùy thuộc cá nhân, cơ quan hay tổ chức.
Việc Robbie Williams có hành động khiếm nhã trên sóng trực tiếp, trước hàng triệu khán giả theo dõi buổi khai mạc World Cup trên toàn thế giới đã khiến khán giả Anh và nhiều nước nổi giận. Đại diện kênh Fox - nơi phát sóng trực tiếp sự kiện - gửi lời xin lỗi khán giả ngay sau vụ việc. Fox và kênh Telemundo của NBC Universal sở hữu quyền phát sóng World Cup - sự kiện do Nga đăng cai tổ chức lần đầu tiên.
ĐNCT
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/ngon-phac-la-gi-a33203.html