Bánh da lợn là một trong những loại bánh Việt nổi tiếng của dân tộc ta. Loại bánh này rất phổ biến tại khu vực miền Tây với từng lớp bánh mềm mịn, thơm ngon. Để làm bánh da lợn, cái khó nhất là làm sao để từng lớp bánh đan xen với nhau nhưng vẫn có sự liên kết đặc biệt. Có khá nhiều cách làm bánh da lợn khác nhau, nhưng với 5 công thức này sẽ giúp bạn thực hiện làm bánh đơn giản nhất, không tốn quá nhiều thời gian mà vẫn dễ dàng có được món bánh thơm ngon.
Trộn đều nước cốt dừa, đường, muối, bột gạo, bột năng và vani trong âu lớn bằng phới lồng. Tiếp theo, lược hỗn hợp qua rây để hỗn hợp mịn mượt hơn rồi chia thành 3 phần bằng nhau.
Ngâm đậu xanh từ 3 đến 4 tiếng rồi đãi sạch. Sau đó cho đậu vào nồi, luộc chín với một chút nước. Nấu khoảng 20 phút là đậu sẽ mềm. Cho đậu xanh đã nấu chín vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn rồi trộn đậu với 1/3 hỗn hợp bột là đã xong phần nhân bánh trong công thức làm bánh da lợn nước cốt dừa.
Từ từ thêm nước cốt lá dứa vào hỗn hợp bột còn lại, khuấy đều để bột có màu xanh đẹp mắt.
Phết một lớp dầu vào khuôn bánh. Tiếp theo, bắc một chiếc nồi có kích thước lớn hơn khuôn lên bếp, đổ nước vào nấu sôi rồi đặt khuôn bánh vào để hấp cách thủy.
Đổ 350ml bột đậu xanh vào khuôn, hấp 15 phút cho chín. Sau đó, đổ tiếp 350ml bột lá dứa vào, hấp thêm 15 phút. Làm tương tự như vậy đến khi bánh được 3 hoặc 4 lớp là được.
Đợi bánh chín, lấy khuôn ra khỏi nồi hấp, nhẹ nhàng dùng dao đi một đường xung quanh thành khuôn rồi úp ngược khuôn xuống mẹt tre hoặc đĩa có lót sẵn lá chuối. Vậy là đã hoàn thành món bánh da lợn đậu xanh.
Bánh da lợn ngon đúng điệu sẽ thơm thoang thoảng mùi lá dứa, có màu xanh dẻo đẹp mắt rất hấp dẫn. Hương vị bánh cực kỳ lôi cuốn với nhân đậu xanh béo bùi hòa quyện cùng nước cốt dừa ngọt thơm khiến ai ăn rồi cũng mê mẩn, nhớ mãi không quên.
Cách làm bánh da lợn đậu xanh rất đơn giản và dễ thực hiện nên bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi của mình để vào bếp trổ tài khéo léo.
Thân thương và gần gũi, bánh da lợn khoai môn đã đi vào ký ức tuổi thơ của bao người và trở thành một món ăn không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Để làm được loại bánh này không quá khó, chỉ cần làm theo hướng dẫn chi tiết dưới đây, bạn sẽ có ngay một món ngon để thưởng thức.
Phần bột khoai môn
Phần bột màu trắng
Làm bột khoai môn
Rửa sạch khoai môn, luộc chín và bóc bỏ vỏ. Sau đó, nghiền khoai ra thật mịn và cho vào một chiếc âu.
Trộn khoai môn với bột đỗ xanh, bột năng, đường cát trắng, nước cốt dừa và nước lọc. Tiếp theo, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn mịn. Nếu muốn bột có màu đậm hơn, bạn có thể cho màu thực phẩm vào.
Làm bột màu trắng
Lấy một chiếc âu, cho bột đỗ xanh, bột năng, đường cắt trắng, nước cốt dừa và nước lạnh vào, khuấy lên đến khi bột và đường tan hết, hỗn hợp mịn mượt.
Dùng máy xay sinh tố, xay bột qua một lần để bột nhuyễn mịn. Sau đó, phết một ít bơ hoặc dầu ăn vào khuôn bánh, đổ một ít phần bột trắng vào khuôn.
Hấp bánh
Cho khuôn vào nồi hấp, hấp từ 4 đến 5 phút là mặt bột sẽ se lại. Tiếp tục đổ một bột màu tím vào khuôn (tương đương với phần bột trắng) và hấp thêm 4 đến 5 phút nữa. Cứ tiếp tục lặp lại như thế đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.
Hấp bánh thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp, lấy bánh ra khỏi nồi hấp rồi dùng dao nhẹ hàng tách bánh khỏi khuôn, cắt thành miếng vừa ăn và thưởng thức.
Công thức đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có món bánh trông thật đẹp mắt, thơm ngon đúng chuẩn hương vị miền Tây để chiêu đãi cả nhà. Không những vậy, bạn hãy thử biến tấu thêm một chút để chiếc bánh cuộn tròn và được cắt thành từng miếng mỏng vô cùng bắt mắt và xinh xắn.
Bánh da lợn ngày nay đã phổ biến ở nhiều nơi, tuy cách làm cơ bản giống nhau nhưng có lẽ khó nơi đâu có món bánh ngon, đậm vị như nơi xuất xứ. Thử biến tấu thêm một chút với cách làm bánh da lợn cuộn được hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có ngay món bánh vừa ngon vừa đẹp để chiêu đãi cả nhà. Cùng daylambanh.edu.vn vào bếp ngay bạn nhé!
Sơ chế các nguyên liệu
Lá dứa rửa sạch với nước, cắt thành khúc ngắn nhỏ để xay nhuyễn và nhanh hơn. Cho lá dứa vào xay nhuyễn, dùng rây lọc lấy phần nước cốt để riêng qua một tô.
Trộn đường, bột vào chung với nhau cho đều. Nước cốt dừa đã chuẩn bị hòa thêm 350ml nước để lấy được 1 lít nước cốt dừa loãng.
Ngâm đậu xanh cùng với nước lạnh khoảng 3 tiếng cho nở mềm, rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm chút nước vào đun sôi, đổ bớt nước rồi đậy vung lại cho đậu chín bằng hơi. (Lưu ý: Nên dùng loại đậu xanh đã cà vỏ, hoặc nếu dùng đậu xanh vỏ thì đãi sạch nhé). Khi thấy đậu đã chín bở và dùng tay bóp nhuyễn được thì bỏ đậu ra ngoài chờ nguội.
Chế biến
Cho phần bột đã chuẩn bị vào nước cốt dừa loãng, khuấy đều rồi lọc lại qua rây để hỗn hợp mịn đều và không còn lợn cợn. Chia đôi phần bột, 1 nửa đem xay cùng với đậu xanh cho mịn (nếu cần có thể rây thêm lần nữa). Phần còn lại cho vào nước lá dứa rồi thực hiện tương tự để lấy màu xanh.
Hấp bánh da lợn
Chuẩn bị nồi hấp, đặt khuôn đã phết 1 lớp dầu ăn chống dính hoặc có thể đặt giấy nến chống dính vào. Đổ một lớp bột lá dứa vào, đậy vung lại và dùng miếng vải đậy lên để nước hấp hơi trên nắp vung không nhỏ xuống.
Khi thấy lớp bột này chuyển qua màu trong suốt thì đổ thêm một lớp bột đậu xanh lên, lưu ý các lớp bột đổ nên để độ dày bằng nhau thì bánh sẽ đẹp mắt hơn. Khi thấy phần bột này chín thì đổ tiếp một lớp bột lá dứa, tiếp đến 1 lớp bột đậu xanh… lần lượt cho đến khi bánh có độ dày vừa ăn.
Cuộn bánh da lợn
Lấy bánh ra ngoài xửng hấp rồi cho bánh ra khỏi khuôn để nguội bớt, khi thấy bánh còn ấm ấm thì nhanh tay cuộn bánh lại thành hình tròn, chặt tay và dứt khoát để bánh không bị tuột ra.
Để yên cho bánh dính vào nhau, đợi cho nguội hẳn thì dùng dao sắc cắt bánh thành từng lát mỏng đẹp mắt.
Hoàn thành và thưởng thức
Xếp các khoanh bánh da lợn đã hoàn thành lên dĩa, trang trí thêm cho đẹp mắt rồi thưởng thức, có thể chuẩn bị thêm chút nước cốt dừa để món bánh thơm ngon hơn.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh da lợn sau khi làm phải có độ dẻo dai, hòa quyện giữa màu xanh của lá dứa và màu vàng của đậu xanh. Bánh có độ ngọt vừa phải, thơm nức mùi nước cốt dừa và mùi thanh nhẹ của nước lá dứa. Các khoanh bánh đều, vừa ăn, không bị nát.
Nếu bạn yêu thích món bánh da lợn thơm ngon của người miền Tây thì đừng bỏ qua cách làm bánh da lợn ngũ sắc cực kỳ hấp dẫn này nhé. Món bánh không chỉ thơm ngon, đậm vị mà còn bắt mắt với từng lớp màu thật ấn tượng như một chiếc cầu vồng. Nguyên liệu làm món bánh này không khác so với bánh da lợn truyền thống, bạn chỉ cần chuẩn bị thêm một chút màu sắc để món bánh thêm bắt mắt hơn.
Pha bột ngũ sắc
Chia bột gạo, bột năng, đường và nước cốt dừa thành 5 phần bằng nhau để tạo màu.
Pha bột màu vàng: Cho đậu xanh cà vỏ vào ngâm trong nước lạnh 2 tiếng, xả sạch lại với nước rồi đem đi hấp chín. Khi thấy đậu xanh chín mềm, bạn cho vào máy xay, thêm 100ml nước vào rồi xay cho tới khi đậu nhuyễn mịn là được. Lấy một phần bột đã chia ở trên, cho thêm đậu xanh xay nhuyễn vào, trộn lại để tạo hỗn hợp bột màu vàng.
Pha bột màu tím: Lá cẩm sau khi rửa sạch thì cho vào nồi, đổ nước cho ngập mặt lá rồi đun lên cho sôi. Khi thấy nước dần chuyển qua màu tím nhạt như ý thì tắt bếp để nguội. Rây phần nước lá cẩm qua rây để lọc lấy phần nước cốt, trộn cùng với 1 phần bột khác để có được bột màu tím.
Pha bột màu xanh: Lá dứa đem rửa sạch với nước, cắt nhỏ rồi cho vào máy xanh sinh tố xay cho nhuyễn mịn cùng 100ml nước. Đổ lá dứa ra rây, lọc lấy phần nước cốt rồi bỏ bã. Tiếp tục lấy một phần bột khác khuấy đều với nước lá dứa để tạo bột màu xanh.
Pha bột màu nâu: Tương tự với cách pha bột màu khác, bạn dùng cà phê đã pha trộn cùng 1 phần bột, khuấy cho thật đều để lấy bột màu nâu nhé.
Pha bột màu trắng: Cho phần bột còn lại vào nước cốt dừa, khuấy đều thành hỗn hợp đồng nhất là được.
Vậy là chúng ta đã chuẩn bị xong công đoạn tạo màu cho bột bánh, bây giờ bạn hãy bắt tay vào thực hiện công đoạn chế biến và hấp bánh nhé.
Chế biến
Cho nước vào nồi hấp đun sôi lên, phết một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn để bánh không bị dính. Đổ một lớp bột màu theo ý thích vào khuôn (tuy nhiên không nên đổ lớp bột màu vàng nhé, vì lớp nhân đậu xanh để ở giữa bánh sẽ thơm ngon hơn). Mỗi lớp bột bạn nên đổ khoảng 0.5cm. Sau đó cho khuôn bánh vào xửng hấp đậy vung lại khoảng 2 phút.
Sau khi thấy lớp bánh đầu tiên trong lại, bạn tiếp tục cho thêm lớp bột thứ 2. Thực hiện thao tác tương tự như lớp bánh thứ nhất. Lớp thứ 3 bạn đổ phần bột màu vàng vào giữa để làm lớp nhân bánh. Thực hiện lần lượt 5 lần cho đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.
Hoàn thành và thưởng thức
Đợi cho bánh chín, bạn lấy bánh ra khỏi khuôn để bánh nguội bớt. Nếu dùng khuôn bánh lớn bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc dao sắc để cắt bánh thành miếng vừa ăn để chiêu đãi cả nhà. Nếu dùng không hết, bạn cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh thưởng thức dần.
Bánh da lợn cà phê với công thức được chia sẻ dưới đây bạn sẽ có ngay mẻ bánh thơm ngon để chiêu đãi cả nhà. Hương vị mới lạ của cà phê, dẻo dai, béo béo vị nước cốt dừa đảm bảo ai ăn cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Làm bột bánh
Cho đường, muối và nước cốt dừa vào âu, khuấy đều hỗn hợp. Dùng rây rây qua hỗn hợp cho đều mịn. Cho bột gạo và bột cà phê vào âu hỗn hợp trên, lọc lại cho hỗn hợp thật mịn, loại bỏ phần lợn cợn.
Phần bột bánh bạn có thể chia thành hai phần, một phần để màu trắng và phần còn lại pha màu cà phê. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cùng với hương vị béo bùi của đậu xanh cho lớp nhân bánh màu vàng.
Hấp bánh da lợn
Chuẩn bị nồi hấp, đổ nước vào nồi đun sôi. Lấy khuôn bánh da lợn quết thêm một lớp dầu mỏng lên để chống dính.
Đổ phần bột bánh vào khuôn với độ dày khoảng 1cm, bạn có thể nhiều lớp cho đẹp mắt. Đợi khoảng 2 phút cho lớp bột se mặt thì đổ lớp bột khác lên khuôn.
Đợi thêm khoảng 7 phút cho bánh chín, dùng một que tăm xiên vào mặt bánh để kiểm tra bánh chính hay chưa. Nếu tăm khô và không còn dính bột là bánh đã chín. Tiếp tục làm cho đến khi hết phần bột bánh.
Hoàn thành và thưởng thức
Cho khuôn bánh đã chín ra khỏi nồi hấp, để một lúc cho bánh nguội bớt rồi úp ngược lại để lấy bánh ra khỏi khuôn. Cắt bánh thành những miếng nhỏ để thưởng thức.
Lưu ý quan trọng cách cắt bánh đẹp mắt
Không nên dùng dao kim loại để cắt bánh da lợn vì bánh sẽ dễ bị dính vào dao và bị nát khiến thành phẩm không đạp mắt. Để chia nhỏ bánh da lợn đều mà vẫn đẹp, các bạn nên làm theo cách mà người dân Nam Bộ vẫn thường làm, dùng thanh tre hoặc sợi chỉ mỏng nhẹ xắn xuống bánh thay vì dùng dao.
Trên đây là 5 cách làm bánh da lợn thật hấp dẫn và đơn giản để bạn chế biến tại nhà. Hi vọng với những công thức này bạn sẽ có thêm bí quyết hay để làm bánh chiêu đãi cả nhà. Chúc các bạn thành công!
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/cach-lam-banh-da-lon-dau-xanh-a33073.html