Môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) xuất hiện ở năm lớp 6, thuộc chương trình mới nên có phần lạ lẫm với nhiều bậc PH, bởi ở thời của bố mẹ chưa từng nghe tới môn học này. Vậy môn KHTN là gì? Cấu trúc của môn học ra sao? Đất Việt sẽ giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
1Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Môn KHTN được phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học), sau đó được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9 với tổng số 140 tiết / năm học.
2Nội dung môn học sẽ hệ thống các chương trình học phân môn KHTN lớp 6, 7, 8, 9 chương trình Giáo Dục Phổ Thông mới áp dụng cho sách mới. Cụ thể như sau:
Nội dung
Lớp
6
7
8
9
Mở đầu
5%
4%
2%
2%
Chất và sự biến đổi của chất (Hóa học)
15%
20%
29%
31%
Vật sống (Sinh học)
38%
38%
29%
25%
Năng lượng và sự biến đổi (Vật lý)
25%
28%
285
28%
Trái đất và bầu trời (Vật lý và Sinh học)
7%
0
2%
4%
Đánh giá định kỳ
10%
10%
10%
10%
Với các mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học Tự nhiên của lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Lớp 6: Hoá học (20%) - Vật lí (32%) - Sinh học (38%)
Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%)
Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%)
Lớp 9: Hoá học (31%) - Vật lí (30%) - Sinh học (29%)
Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học Tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với Chương trình hiện hành.
3Môn KHTN hình thành và phát triển cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên, bao gồm:
Mục tiêu của môn học là giúp học sinh trình bày, giải thích và vận dụng được những kiến thức phổ thông cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên; Với các chủ đề khoa học: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi vật lí, Trái Đất và bầu trời; Vai trò và cách ứng xử phù hợp của con người với môi trường tự nhiên.
Bước đầu thực hiện được một số kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập thông tin; dự đoán, phân tích, xử lí số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày.
Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học vào một số tình huống đơn giản, mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/mon-hoc-nao-duoc-coi-la-co-so-cua-khoa-hoc-tu-nhien-va-cong-nghe-a32883.html