Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn, ăn không ngon là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi… Để biết nguyên nhân là gì, các xử trí thế nào nhằm đảm bảo sức khỏe, hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc sẽ giúp bạn có cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên một số người xảy ra tình trạng bụng đói nhưng không muốn ăn, mất cảm giác thèm ăn… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm nào đó. Vì vậy, để “trị” triệt để chứng ăn không ngon miệng khi bụng đói cần biết nguyên nhân.
Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua quá trình thăm khám thực tế và điều trị các bệnh lý về dinh dưỡng, liên quan đến dinh dưỡng TTƯT.TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết, để duy trì sức khỏe và vận động/ làm việc hiệu quả cơ thể con người cần được cung cấp năng lượng hàng ngày từ thực phẩm. Nếu không cảm thấy đói, hoặc bụng đói mà miệng không muốn ăn điều này có nghĩa là sức khỏe đang có vấn đề. Nguyên nhân có thể do:
Sự thèm ăn, cảm giác ăn ngon miệng sẽ biến mất nếu bạn lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Bởi khi rơi vào tình trạng này cơ thể sẽ giải phóng ra các hormone xấu tác động đến sức khỏe thể chất nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng (1, 2). Vì vậy, hãy thư giãn, cải thiện tâm trạng bằng cách dành nhiều thời gian cho bản thân hơn thông qua việc tập thể dục, nghe nhạc, massage…
Thời tiết là một nguyên nhân gây nên tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn. Sự thay đổi khí hậu, nhất là trời nắng nóng quá mức khiến cơ thể mất nước (thông qua việc đổ mồ hôi) và mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, hoa mắt cũng dẫn đến cảm giác biếng ăn, ăn không ngon miệng, bụng đói mà miệng không muốn ăn. Theo đó, bạn cần tăng cường lượng nước cung cấp cho cơ thể, trường hợp làm việc ngoài trời nắng nóng sẽ cần lượng nước nhiều hơn bình thường để bù lại sự hao hụt.
Tình trạng mất cảm giác thèm ăn còn là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh, đặc biệt những bệnh cần dùng thuốc kháng sinh, morphine hay hóa trị như ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy… (3, 4). Bên cạnh đó, những người uống thuốc trị bệnh trầm cảm cũng gây ức chế cảm giác ăn ngon.
Lưu ý, nếu trong quá trình sử dụng thuốc việc không muốn ăn kéo dài và kèm theo sụt cân nhanh chóng bạn cần gặp bác sĩ điều trị ngay để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Là một loại chất đạm có trong ngũ cốc, nếu bạn thuộc nhóm những người mắc bệnh celliac - không dung nạp gluten - thì việc ăn các thực phẩm chứa gluten có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và tất nhiên kéo theo cảm giác ăn không ngon miệng.
Nguyên nhân bụng đói nhưng miệng không muốn ăn còn được xác định do lạm dụng bia rượu. Một người nếu uống quá nhiều loại chất lỏng này sẽ khiến chức năng gan bị ảnh hưởng không làm tốt chức năng giải độc, và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn của cơ thể.
Cơ thể thiếu các loại vitamin và khoáng chất quan trọng là vitamin B12 và sắt cũng dẫn đến biếng ăn, chán ăn, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
Một người nếu mắc một trong các bệnh lý dưới đây cảm giác ăn không ngon miệng cũng sẽ xuất hiện:
Ngoài một số bệnh lý kể trên, tình trạng thiếu máu, mắc bệnh tiểu đường, bệnh về tuyến thượng thận (bệnh addison)… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bụng đói mà miệng không muốn ăn (8, 9). Theo đó, nếu thất bất cứ sự thay đổi/ hoặc các triệu chứng lạ của cơ thể nên đi khám bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và có cách xử trí.
Chán ăn tâm thần là một tình trạng rối loạn ăn uống khá phổ biến hiện nay, ít xảy ra ở nam giới mà thường xảy ra ở các bé gái tuổi mới lớn và phụ nữ dưới 40 tuổi do sợ tăng cân hoặc có sự bất ổn trong tâm lý, căng thẳng về tinh thần, trầm cảm… gây ức chế cảm giác đói dẫn đến mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là chán ăn, không muốn ăn.
Ngoài ra, tình trạng ăn không ngon miệng, bụng đói nhưng miệng không muốn ăn thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người thường xuyên sử dụng rượu và các chất kích thích,… (10)
Việc ăn không ngon miệng, mất cảm giác thèm ăn có thể bắt đầu bằng các triệu chứng cơ thể mệt mỏi/ uể oải, có cảm giác buồn nôn khi ngửi thức ăn, mất vị giác… Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu này cần tìm hiểu nguyên nhân (đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý) và tìm cách cải thiện tức thời tránh để diễn biến nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe.
Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, đói nhưng không muốn ăn nếu không có biện pháp cải thiện, để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán ăn lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí não ở trẻ nhỏ. Theo đó, khi rơi vào tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn, để tránh những trường hợp xấu xảy ra hãy:
Việc ăn uống không ngon miệng có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các nhóm dưỡng chất, thực đơn hàng ngày không phong phú và đa dạng thực phẩm. Vì vậy, cần điều chỉnh bữa ăn bằng cách tăng cường những thực phẩm nhiều vitamin B, E và khoáng chất sắt, kẽm - giúp kích thích vị giác, tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể - như rau xanh, trái cây, cá, trứng, thịt bò, hàu…. Đồng thời hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu…
Ngoài ra, cần lưu ý một số nguyên tắc ăn uống sau: Chia nhỏ từng bữa ăn khoảng 6 bữa/ ngày (vừa giúp tiêu hóa dễ, vừa không có cảm giác ngán ăn), không uống nước trước và trong khi ăn, trang trí bữa ăn thật bắt mắt và nhiều màu sắc…
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng hãy thử thêm một số gia vị vào món ăn. Một số gia vị có thể cải thiện vị giác, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp việc ăn uống ngon miệng hơn. Gừng, tỏi, tía tô, quế… được xem là những gia vị nhà bếp vừa tốt cho sức khỏe (cải thiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa là đầy bụng, khó tiêu…) vừa tăng cảm giác thèm ăn.
Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2 - 3 lít nước, đó có thể là nước lọc, nước canh, nước ép trái cây tươi, súp… để đảm bảo quá trình trao đổi chất, các hoạt động sống. Tuy nhiên cần bổ sung nước cho cơ thể đúng cách, đúng thời điểm như ngay khi thức dậy, trước và sau khi tập thể dục thể thao… Còn việc uống nước trước và trong bữa ăn có thể khiến đầy bụng, không muốn ăn nên cần lưu ý.
Bạn đang cảm thấy bụng đói nhưng miệng không muốn ăn? Hãy thử ăn cùng gia đình hoặc bạn bè. Bởi không khí bữa ăn cũng rất quan trọng. Nó có thể kích thích một người không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng ăn uống tốt hơn. Vì vậy, thay vì ăn một mình hãy ăn uống cùng nhiều người là bạn bè, người thân. Vừa ăn vừa trò chuyện sẽ giúp bữa ăn qua nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn và ngon hơn.
Một số loại vitamin và khoáng chất có tác động đến hệ tiêu hóa giúp kích thích vị giác, quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn như vitamin B12, sắt, kẽm… Do đó, ngoài tăng cường chúng qua thực phẩm bạn có thể cân nhắc bổ sung chúng từ viên uống. Dù vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Làm việc nhiều, thường xuyên bị áp lực và căng thẳng cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống khiến ăn không ngon. Theo đó, bạn cần sắp xếp lại công việc hợp lý tránh quá tải, thư giãn đúng cách (ngâm mình/ hoặc tăm dưới vòi sen, nghe nhạc…) dành nhiều thời gian để bản thân giải trí và nghỉ ngơi…
Ngoài dinh dưỡng khoa học, thực hiện thể dục thể thao hợp lý - đều đặn mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe thể chất, từ đó cải thiện việc ăn uống tốt hơn. Tập các môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, tập yoga… tối thiểu 30 phút mỗi ngày bạn sẽ không còn cảm giác bụng đói như không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Hãy thử nhé!
Với những người mắc chứng biếng ăn tâm thần, sợ ăn… để cải thiện bụng đói nhưng miệng không muốn ăn cần phải “dũng cảm” thay đổi suy nghĩ, vượt qua những lo lắng trong việc ăn uống có thể khiến mình thừa cân - béo phì. Bạn có thể cần một bác sĩ để theo dõi - hướng dẫn - hỗ trợ vượt qua chúng.
Mất cảm giác thèm ăn, đói nhưng không muốn ăn… sẽ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, lúc nào cũng trở nên mệt mỏi, uể oải gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, vận động hàng ngày và năng suất làm việc. Vì vậy bạn cần xử trí ngay khi phát hiện dấu hiệu cũng như chủ động phòng tránh. Cụ thể:
“Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”, từ xưa việc ăn uống ngon miệng luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con người. Do đó, chú trọng việc ăn uống để cơ thể luôn khỏe mạnh là rất quan trọng.
Nếu xảy ra tình trạng ăn không ngon miệng, bụng đói nhưng miệng không muốn ăn hãy áp dụng các biện pháp trên để cải thiện tình trạng ngay lập tức. Trường hợp mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng kéo dài không cải thiện cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời, thậm chí có thể phát hiện các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Tuyệt đối không nên xem nhẹ vấn đề này bởi nó có thể gây mất năng lượng, kiệt sức, suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề sức khỏe xấu.
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/doi-ma-khong-muon-an-a32876.html