Nong van động mạch phổi: Quy trình, chỉ định và chống chỉ định

Hẹp van động mạch phổi thường là bệnh tim bẩm sinh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ diễn tiến nặng, dẫn đến suy tim phải. Phương pháp điều trị có tỷ lệ thành công khá cao cho trường hợp này là nong van động mạch phổi, giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm nguy cơ gặp các tai biến không mong muốn.

Nong van động mạch phổi

Nong van động mạch phổi là gì?

Nong van động mạch phổi là kỹ thuật được chỉ định điều trị tình trạng hẹp van động mạch phổi ở mức độ vừa đến nặng.

Van động mạch phổi là vách ngăn giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Hẹp van động mạch phổi xảy ra khi van không thể mở hết hoàn toàn, khiến cho lượng máu đến phổi bị giảm. Tâm thất phải bơm máu khó khăn hơn, buộc phải bơm mạnh hơn để đưa máu lên phổi, lâu dần tâm thất phải dày lên.

Các triệu chứng hẹp van động mạch phổi bao gồm: Đau ngực, hụt hơi, đánh trống ngực, mệt mỏi, chán ăn, ngất xỉu,… Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh hoạt động gắng sức. (1)

Lợi ích của nong van động mạch phổi

Đối với bệnh nhân bị hẹp van động mạch phổi đơn độc thì nong van động mạch phổi là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên. Kỹ thuật này đem lại kết quả tốt cho người bệnh, giúp giảm tới 75% chênh áp qua van. Nong van động mạch phổi giúp người bệnh có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh hẹp van động mạch phổi như: nhiễm trùng trong tim, suy tim, loạn nhịp tim,…

Đối tượng được chỉ định nong van động mạch phổi

Nong van động mạch phổi được chỉ định cho một số đối tượng, trường hợp như:

1. Chỉ định cho trẻ sơ sinh

Hẹp khít van động mạch phổi với tuần hoàn phổi phụ thuộc hệ thống (nhiều trường hợp chênh áp thấp do suy thất phải và/hoặc áp lực động mạch phổi chưa giảm), thiểu sản thất phải, và luồng thông phải-trái, cần điều trị cấp cứu. (2)

Trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi bị hẹp van động mạch phổi nên được thông tim nong van để có được kết quả tốt
Trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi bị hẹp van động mạch phổi nên được thông tim nong van để có được kết quả tốt

2. Chỉ định nong van ở trẻ nhỏ và người lớn

Những trường hợp người lớn bị hẹp van động mạch phổi được chỉ định nong van động mạch phổi bao gồm:

Chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Không phải tất cả các trường hợp hẹp van động mạch phổi đều được chỉ định điều trị bằng nong van. Một số trường hợp chống chỉ định bao gồm:

Phương pháp chẩn đoán cho người cần nong van động mạch phổi

1. Siêu âm tim thai nhi

Siêu âm tim thai là kỹ thuật giúp chẩn đoán dị tật tim ở thai nhi. Đánh giá được tình trạng tim mạch của thai nhi như: Nhịp tim, cấu trúc, chức năng tim. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của tim thai, có sự chuẩn bị tốt trong việc điều trị cho bé sau khi chào đời.

Đối với tình trạng hẹp van động mạch phổi, rất khó để chẩn đoán ở thời kỳ sớm của thai kỳ. Nếu có hở van ba lá nên được khảo sát kĩ tim thai ở giai đoạn này. Tùy theo độ tuổi của thai nhi mà mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm 2D, 3D hoặc 4D. Thai ở tuần thứ 18-24 là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện siêu âm sàng lọc các dấu hiệu bất thường của tim thai, trong đó có tình trạng hẹp van động mạch phổi.

Siêu âm tim thai rất an toàn, đến nay chưa ghi nhận tác dụng phụ của phương pháp này đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu nguy cơ, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm nhiều lần để đưa ra nhận định chính xác hơn.

2. Siêu âm tim

Phương pháp này giúp xác định chẩn đoán, khảo sát vị trí hẹp van động mạch phổi tại van, dưới van (phễu) hay trên van (thân, nhánh). Đo kích thước vòng van động mạch phổi, thân và các nhánh. Đồng thời, giúp đánh giá tính chất van và mức độ hẹp của van. Ghi nhận có sự khác biệt giữa siêu âm tim và thông tim với chênh áp ngang van trên siêu âm tim thường cao hơn 25-40% thông tim.

3. Điện tâm đồ (ECG)

Xét nghiệm này cho ra kết quả nhanh chóng và không gây đau. Các tín hiệu điện trong tim được ghi lại, thông qua các miếng dán điện cực ở ngực, tay và chân bệnh nhân, hiển thị trên màn hình máy tính được kết nối.

4. Chụp X-quang

Kỹ thuật chụp X-quang cho ra kết quả hình ảnh rõ nét, giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến xương khớp, hô hấp, tim mạch. Chẩn đoán hẹp van động mạch phổi thông qua chụp X-quang cho ra kết quả:

5. Thông tim

Bằng cách sử dụng ống thông, luồn vào động mạch hoặc tĩnh mạch ở bẹn, cổ hoặc cánh tay, luồn qua mạch máu đến tận tim. Thông qua đó, bác sĩ có thể thực hiện nhiều kỹ thuật khác nhau, giúp kiểm tra lưu lượng máu qua tim, xác định được mức độ nghiêm trọng của hẹp van động mạch phổi,…

Các bước tiến hành nong van động mạch phổi

Hầu hết các trường hợp hẹp van động mạch phổi ở mức độ vừa và nặng, có thể được điều trị bằng phương pháp nong van. Các bước tiến hành phẫu thuật nong van động mạch phổi bao gồm:

Thông tim nong van động mạch phổi
Thông tim nong van động mạch phổi

Các cách chăm sóc theo dõi người bệnh sau khi nong van động mạch phổi

Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật nong van động mạch phổi, cần được theo dõi khả năng phục hồi cũng như kịp thời phát hiện các biến chứng.

Các tai biến có thể xảy ra và cách xử trí sau khi nong van động mạch phổi

Thông tim nong van động mạch phổi mặc dù có tỷ lệ thành công cao, nhưng vẫn có thể tồn tại một số ít nguy cơ tai biến. Do đó, cần chọn cơ sở uy tín có đội ngũ chuyên gia bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại; đồng thời theo dõi chặt chẽ sau can thiệp và có hướng xử trí kịp thời.

Nong van động mạch phổi là một thủ thuật điều trị hẹp van động mạch phổi đơn thuần an toàn và có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho phẫu thuật diễn ra thành công.

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, lồng ngực nhờ:

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ theo thông tin:

Nong van động mạch phổi giúp cải thiện tình trạng hẹp van động mạch phổi và giảm nguy cơ các biến chứng cho người bệnh. Sau khi được thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần theo dõi và tái khám theo lịch của bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử trí các bất thường nếu có.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/hep-dong-mach-phoi-a32541.html