Kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh nội tiết ngày càng nhiều. Khoảng 8,100 người tìm kiếm mỗi tháng về Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Trong bài viết này, BookingCare sẽ chia sẻ kinh nghiệm và những thông tin quan trọng khi đi khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hy vọng có thể giúp người bệnh khám chữa bệnh được tiện lợi và dễ dàng hơn.
Ghi chú: Nội dung sau đây được tổng hợp bởi BookingCare, là Nền tảng đặt khám độc lập, không trực thuộc bệnh viện Nội tiết Trung ương hay bất kỳ bệnh viện, phòng khám nào.
1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương có 2 cơ sở
Cho đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Nội tiết Trung ương có 2 cơ sở, ở Tứ Hiệp - Thanh Trì và ở Thái Thịnh - Đống Đa.
Trụ sở: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Cách trung tâm khoảng 10 km, nằm cạnh các tuyến đường quốc lộ (Quốc lộ I cũ, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường cao tốc trên cao).
Là khu vực khám và điều trị chính của Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Nhân lực chủ chốt, các chuyên gia hầu hết đều làm việc tại đây
Tại trụ sở Tứ Hiệp có nhiều máy móc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Cơ sở: Ngõ Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở Thái Thịnh được thành lập và hoạt động trước. Tuy nhiên, những năm gần đây đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu thăm khám của người bệnh, nên bệnh viện đã xây dựng mới và chuyển trụ sở ra ngoại thành ở Thanh Trì, Hà Nội.
Tiếp nhận khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân khu vực nội thành (ban ngày).
Hệ thống máy móc, thiết bị cơ bản, khám các bệnh về nội tiết cơ bản. Đội ngũ bác sĩ không nhiều.
Thường chỉ khám các bệnh nội tiết thông thường, các trường hợp nặng cần phẫu thuật hoặc nhập viện điều trị thì bác sĩ sẽ tư vấn để bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Nội tiết ở Tứ Hiệp.
2. Thông tin liên hệ
Bệnh viện Nội tiết Trung ương có 15 phòng khám chuyên khoa và 02 bàn khám ngoài giờ và 03 phòng khám theo yêu cầu.
Số điện thoại
Số điện thoại duy nhất: 0243 853 3527
Trang web
https://www.benhviennoitiet.vn/
Thời gian làm việc
Khám chữa bệnh vào tất cả các ngày trong tuần tại cả 2 cơ sở
Thứ 7 và chủ nhật làm việc bình thường
Sáng từ 7h30 - 12h, Chiều từ 13h30 -17h
Người bệnh có thể chọn khám dịch vụ, chi phí sẽ cao hơn và bắt đầu khám từ 6h sáng.
Vị trí
Khu vực khám là tòa nhà 5 tầng - nhà A (ngay thẳng cổng chính Bệnh viện). Khu điều trị nằm ở tòa nhà 9 tầng - nhà B (nằm phía sau tòa nhà A).
3. Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám chữa những bệnh gì?
Bệnh viện Nội tiết Trung ương chuyên về nhóm bệnh nội tiết, các biến chứng cơ thể do bệnh nội tiết... điển hình như:
Đái tháo đường
Cường giáp
Suy giáp
Ung thư tuyến giáp
Điều trị các tuyến mồ hôi
Cường chức năng tuyến yên
Suy tuyến yên
Hội chứng Cushing
Suy thượng thận
Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân có biến chứng do đái tháo đường
Bệnh nội tiết sinh sản
Bệnh thận - tiết niệu
Các bệnh về Mắt - RHM - TMH liên quan đến nội tiết
Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân có nhu cầu...
4. Giá khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Tùy theo hình thức khám, thời gian khám mà sẽ có giá khám khác nhau.
Tên dịch vụ Giá có BHYT Giá không có BHYT Khám Nội Tiết trong giờ hành chính39,000100,000Khám chuyên khoa trong giờ hành chính11,70030,000Khám bệnh theo yêu cầu 200,000Khám bệnh ngoài giờ, thứ 7, chủ nhật 150,000Khám chọn Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I 300,000Khám chọn Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II 400,000Khám chọn Giáo sư, Phó giáo sư 500,000
5. Một số bác sĩ giỏi đã và đang công tác
Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có:
PGS.TS Trần Ngọc Lương
TS.BS Lê Quang Toàn
Ths.BS Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Ths.BS Lê Thị Việt Hà
Ths.BS Phạm Mạnh Hùng
TS.BS Nguyễn Minh Hùng
TS.BS Hoàng Kim Ước
ThS.BS Vũ Hiền Trinh
BSCKII Bùi Thanh Huyền...
6. Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Bước 1: Đăng ký khám
Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh
Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám
Nhận phiếu khám bệnh và số thứ tự tại buồng khám
Đối vói những trường hơp vượt tuyến, trái tuyến, người bệnh có nguyện vọng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì người bệnh tạm ứng tiền khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán
Bệnh nhân ngồi chờ đến số khám của mình thì vào phòng khám được ghi trên phiếu. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hoặc chẩn đoán xác định và kê đơn điều trị mà không cần chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
Trong trường hợp phải xét nghiệm:
Nhận phiếu chỉ định xét nghiệm từ bác sĩ khám.
Đến nơi lấy mẫu xét nghiệm, nộp phiếu chỉ định xét nghiệm và chờ đến lượt
Phối hợp với kỹ thuật viên xét nghiệm để lấy mẫu xét nghiệm.
Quay về buồng khám bệnh, chờ đến lượt.
Nhận chỉ định điều trị, đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đồng chi trà bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp cần thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán và chỉ định điều trị:
Chờ khám theo sô thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh
Vào khám khi được thông báo
Nhận phiếu chỉ định kỹ thuật thăm dò chức năng từ bác sĩ khám
Đến nơi làm kỹ thuật thăm dò chức năng, nộp phiếu chỉ định và chờ đến lượt
Phối hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên để thực hiện kỹ thuật
Chờ nhận kết quả thăm dò chức năng và quay tại buồng khám
Nộp kết quả chuẩn đoán hình ảnh cho buồng khám, chờ bác sĩ khám chẩn đoán và chỉ định
Nhận chỉ định điều trị hoặc đơn thuốc về nơi làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đồng chi trả bảo hiểm y tế
Bước 3: Thanh toán viện phí
Người bệnh có bảo hiểm y tế
Nộp phiếu thanh toán
Xếp hàng chờ đến lượt thanh toán
Nộp tiền cùng chi trả và nhận lại thẻ BHYT
Người bệnh không có bảo hiểm y tế nộp viện phí theo quy định.
Bước 4: Phát và lĩnh thuốc
Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc
Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận