Đối với một ngành đặc thù yêu cầu sự nhạy bén và chính xác cao như ngành Luật, CV cũng có những điểm cần đặc biệt chú ý. Để chuẩn bị tốt nhất trước khi ứng tuyển và gia tăng cơ hội khi ứng tuyển vào các công ty Luật nổi tiếng, bạn hãy theo dõi ngay cách viết CV ngành Luật trong bài viết dưới đây.
Không chỉ ngành Luật, hầu hết các lĩnh vực hiện nay đều yêu cầu một bản CV chỉn chu, chuyên nghiệp. Bởi đó là thước đo để nhà tuyển dụng đánh giá và cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên.
Ngoài ra, Luật là lĩnh vực đòi hỏi cao về kinh nghiệm nên CV chính là công cụ hoàn hảo giúp ứng viên thể hiện rõ ràng toàn bộ những vị trí từng đảm nhiệm trước đó cũng như kỹ năng liên quan.
Thông qua CV ngành Luật, các công ty cũng phần nào đánh giá được tư duy pháp lý, sự nhạy bén và tinh tế của ứng viên thông qua cách trình bày, sắp xếp thông tin cũng như mô tả về kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân.
Một bản CV ngành Luật hoàn chỉnh cần cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng bao gồm:
Sau khi nắm được các thông tin cơ bản về CV ngành Luật, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào hướng dẫn chi tiết cách viết từng phần.
Đây là yêu cầu quan trọng, cơ bản với CV tất cả các ngành, lĩnh vực. Với thông tin liên lạc, bạn nên cung cấp email, số điện thoại để nhà tuyển dụng có thể liên hệ trao đổi hoặc xác nhận phỏng vấn. Hãy để tất cả thông tin liên lạc ở vị trí dễ thấy để phía công ty mất nhiều thời gian để liên hệ với bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp là phần mở đầu, giúp nhà tuyển dụng phần nào nắm bắt được định hướng tương lai của bạn. Thông qua đó, họ sẽ đối chiếu với kinh nghiệm xem bạn có thực sự nỗ lực vì mục tiêu hay chỉ là nêu ra “cho có, cho hay”. Dẫu vậy, bạn cũng chỉ nên trình bày ngắn gọn, súc tích để tạo ấn tượng về tư duy logic.
Ví dụ: “Tôi mong muốn trở thành chuyên viên pháp lý giỏi, am hiểu kiến thức sâu rộng và tạo nên những điều thực sự khác biệt so với hiện tại.”Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mới nhất kèm ví dụ
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung quan trọng bậc nhất trong CV ngành Luật. Vì thế, bạn hãy cố gắng tổng hợp chi tiết, đầy đủ và liệt kê theo trình tự thời gian hợp lý. Tuyệt đối không trình bày kinh nghiệm theo kiểu chung chung như “biết soạn hợp đồng”, “tư vấn pháp luật cho khách hàng”,…
Ví dụ:Kinh nghiệm làm việc
8/2018 - 12/2018: Thực tập sinh tại Văn phòng luật sư ABC thành phố Y
05/2019 - 05/2021: Nhân viên pháp lý tại Công ty Luật New Era
Xem thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong chuẩn, ấn tượng
Đây cũng là nội dung tương đối quan trọng trong CV ngành Luật. Bởi hầu hết các công ty đều ưu tiên ứng viên chuyên ngành Luật tại các trường Đại học lớn. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu từ chuyên ngành Đại học, tiếp đến là các chương trình đào tạo cũng như bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
Ví dụ:Trình độ học vấn
Xem thêm: Trình độ học vấn trong CV: Viết sao để nhà tuyển dụng đánh giá cao?
Một bản CV ngành Luật hoàn chỉnh không thể thiếu được kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh các thông tin cơ bản như tin học, ngoại ngữ, bạn nên đưa thêm các kỹ năng quan trọng của nhân sự ngành luật như phân tích văn bản luật, soạn thảo hợp đồng, tư vấn,…
Ví dụ:Kỹ năng
Xem thêm: Các kỹ năng trong CV giúp bạn gây ấn tượng với NTD
Nắm bắt được cách viết ngành Luật, chúng ta sẽ cùng lưu lại những điểm cần chú ý khi tạo CV ngành Luật:
Ứng tuyển vào một ngành đòi hỏi sự nghiêm túc bạn chắc chắn không thể đưa các bức ảnh thiếu tính chỉn chu như ảnh selfish, ảnh chụp nghệ thuật, ảnh không rõ mặt, ảnh đã chụp quá lâu trước đó… Cùng với đó, hãy ưu tiên các ảnh với trang phục gọn gàng, đầu tóc lịch sự và tác phong nghiêm chỉnh.
Xem thêm: Ảnh trên CV: Chọn ảnh gì để “hớp hồn” nhà tuyển dụng?
Thông qua ngôn từ, nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được tư duy và sự sắc bén của bạn. Đơn giản bởi không có người làm Luật nào giỏi mà cách dùng từ ngữ còn chưa chuẩn xác. Vì thế, hãy lựa chọn những từ ngữ đắt giá để cô đọng thông tin trong CV ngành Luật bạn nhé.
Không chỉ nội dung, hình thức cũng là yếu tố quan trọng trong các bản CV ngành Luật. Từ cách trình bày của bạn, doanh nghiệp có thể đánh giá bạn có khả năng đem đến thông tin pháp lý rõ ràng, ngắn gọn cho khách hàng hay không. Thế nên hãy đặt yếu tố quy chuẩn lên hàng đầu, trình bày rõ ràng, logic và thật ngắn gọn.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng bố cục hút mắt cho mẫu CV xin việc đẹp
Mỗi vị trí ngành Luật khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng với khi tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng đáp ứng toàn bộ những nội dung công việc đặt ra. Theo đó, bạn nên dành thời gian tham khảo, tìm hiểu và trình bày kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân sao cho phù hợp với công việc. Với mỗi vị trí ứng tuyển, bạn nên điều chỉnh CV để không tạo sự mâu thuẫn giữa JD và kinh nghiệm, kỹ năng thực tế.
Với người học và làm nghề Luật, lỗi chính tả là điều cấm kỵ. Bởi chỉ một chữ số, một dấu chấm, dấu phẩy đặt sai chỗ cũng có thể gây tổn hại lớn cho khách hàng. Vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ văn phong, chính tả trước khi tham gia ứng tuyển bạn nhé.
Dưới đây là một số mẫu CV xin việc ngành Luật được đánh giá cao về cả hình thức và nội dung, bạn có thể tham khảo trước khi bắt tay vào thực hiện:
Hy vọng thông tin chia sẻ về CV ngành Luật trong bài viết hữu ích với bạn. Hiện tại JobsGO cũng đã cập nhật các mẫu CV ngành Luật chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo, tạo CV và apply các công việc tốt nhất.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/cv-nganh-luat-a32118.html