Đau xương cụt là gì Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt, bao gồm:

  • Chấn thương: Nếu bạn bị ngã, có thể dẫn đến bầm tím, gãy hoặc trật khớp xương cụt gây đau.
  • Các chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: Các môn thể thao như đạp xe, chèo thuyền đòi hỏi bạn phải nghiêng người qua lại liên tục. Các chuyển động lặp đi lặp lại này có thể làm căng các mô xung quanh xương cụt của bạn.
  • Mang thai hoặc sinh con: Trong ba tháng cuối của thai kỳ, cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormon làm mềm khu vực cùng cụt. Điều này giúp xương cụt của bạn linh hoạt hơn khi sinh, và là một quá tình tự nhiên. Nhưng trong một số trường hợp, điều này làm kéo căng các cơ và dây chằng xung quanh xương cụt, gây căng thẳng và đau xương cụt.
  • Tăng cân: Việc tăng cân sẽ gây thêm áp lực cho xương cụt của bạn, làm xương cụt nghiêng về phía sau dẫn đến đau.
  • Ngồi lâu: Ngồi trong thời gian dài có thể gây áp lực quá mức lên xương cụt, đặc biệt nếu bạn ngồi trên bề mặt cứng.
  • Hình thái xương cụt bất thường: Tình trạng vẹo cột sống hoặc xương cụt bị uốn cong hoặc giãn quá mức cũng là một nguyên nhân gây đau xương cụt.
Đau xương cụt là gì? Cách quản lý tình trạng đau xương cụt tại nhà 5Ngồi lâu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt

Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt, việc loại trừ các nguyên nhân cơ bản nghiêm trọng hơn là cần thiết. Chẳng hạn như nhiễm trùng (bao gồm cả áp xe mô mềm và viêm tủy xương). Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, đau xương cụt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gần khu vực xương cụt hoặc ung thư di căn đến xương của bạn. Các bệnh ung thư có nhiều khả năng gây đau xương cụt bao gồm:

  • U nguyên sống (chordoma);
  • Ung thư tuyến tiền liệt;
  • Ung thư đại trực tràng.

Đau xương cụt vô căn được xem là chẩn đoán loại trừ, nghĩa là sau khi sàng lọc cẩn thận tất cả các nguyên nhân có thể xác định được.

Link nội dung: https://wikigerman.edu.vn/au-xng-ct-l-g-nguyn-nhn-v-phng-php-iu-tr-a31348.html